Phụ nữ là những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao nhất khi gấp 4 – 6 lần nam giới và phần lớn là ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi.
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và những kiến thức cần biết
- Tìm hiểu Công dụng chữa bệnh của cây Long não
- Chữa ho hiệu quả bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh sỏi mật, nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở độ tuổi từ 20 -50 tuổi. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ mắc bệnh sỏi mật cao gấp 4 – 6 lần nam giới. Đây là một loại bệnh tiêu hóa do có sỏi trong đường mật và có thể phát sinh ra các ống dẫn mật trong gán, ống mật chủ hoặc là túi mật.
phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nam giới gấp 4 – 6 lần
Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật
Mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa các chất biếu trong cơ thể và gan là nơi sản xuất ra mật và dự trữ bên trong túi mật. Sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật trong cơ thể quá nhiều khiến chúng dần dần trở thành các tinh thể và được gọi là sỏi mật. Sỏi mật là những hạt sỏi cứng có kích thước thay đổi từ vài milimét đến vài centimét. Thành phần chủ yếu của sỏi mật là cholesterol, muối mật và calcium. Hiện nay, Y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, theo các giảng viên đào tạo Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thì yếu tố thuận lợi gây ra bệnh là do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do phụ nữ sinh đẻ nhiều, biến chứng từ một số bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng… Bệnh béo phì; Rối loạn mỡ máu; do dùng thuốc: thuốc ở các bệnh nhân: xơ gan, cắt dạ dày, nuôi dưỡng lâu dài bằng đường tĩnh mạch, béo phì; dư thừa hormon nữ (estrogen); sử dụng thuốc giảm cholesterol kéo dài; bệnh tiểu đường; giảm cân quá nhanh; nhịn đói triền miên; nhiễm ký sinh trùng đường ruột… khi sử dụng thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Triệu chứng nhận biết bệnh sỏi mật
Bệnh thường gặp tùy theo vị trí của sỏi mà có các triệu chứng có thể khác nhau. Thường thì nếu sỏi trong gan hay sỏi ở ống mật chủ thì ít triệu chứng, thậm chí nếu sỏi nhỏ, không gây tắc mật thì sẽ không có biểu hiện gì, chỉ khi tình cờ làm siêu âm hoặc chụp Xquang vùng gan mật mới phát hiện ra sỏi. Nhưng nếu sỏi to thì thường có các triệu chứng khá rầm rộ mà điển hình là đau, sốt, vàng da…
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi mật
Đau: Trường hợp điển hình, người bệnh có cơn đau bụng gan, cụ thể: đau đột ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc ra sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn, không dám thở mạnh kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Có khi đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đôi khi đau ở vùng thượng vị, lan lên ngực. Các cơn đau thường xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc bữa ăn nhiều mỡ.
Sốt: Theo các giảng viên Đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì khi bị nhiễm trùng đường mật, có thể sốt cao đột ngột kèm rét run nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ 3705 – 380, có khi sốt kéo dài. Nếu không có nhiễm trùng thì không sốt.
Vàng da: Da và niêm mạc mắt vàng do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan, tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Nếu chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Rối loạn tiêu hóa: Chậm tiêu, bụng đầy trướng, sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy.
Nguồn: benhhoc.edu.vn