Để điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày của bác sĩ.
- Bác sĩ Bệnh học khuyến cáo những thực phẩm gây ung thư
- Sai lầm phổ biến khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày
- Nhận biết triệu chứng cảm thương hàn, phòng tránh nguy hiểm
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày sử dụng hiện nay
Việc sử dụng không đúng thuốc điều trị vi khuẩn Hp, sử dụng sai phác đồ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp. Vì vậy việc tuân thủ phác đồ điều trị là một trong những điều cần thiết để có thể điều trị khỏi bệnh học chuyên khoa đau dạ dày do vi khuẩn Hp. Vì vậy, người học cần phải nắm vững các phác đồ điều trị, thuốc điều trị để tuân thủ việc điều trị Hp tốt nhất. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng bác sĩ mà trên thực tế nó nó còn do ý thức và hiểu biết của người bệnh. Quan trọng nhất là người bệnh có thể phân biệt được các loại thuốc điều trị, cách sử dụng cách loại thuốc đúng quy định.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần phân biệt được các thuốc khác nhau, từ đó khi sử dụng đơn thuốc có nhiều thuốc bác sỹ kê, bệnh nhân sẽ biết cách thời điểm nào nên sử dụng thuốc, liều dùng như thế nào và cách dùng chính xác. Các phác đồ điều trị được Hội tiêu hóa thế giới ban hành cũng được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính kháng thuốc của chủng Hp tại địa phương, một số vùng miền mà sẽ có những điều chỉnh nhất định. Sau đây là một số điều chỉnh như vậy tại Việt Nam.
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý đến bạn: Tình trạng Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em mỗi ngày một tăng nên một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã kết hợp loại kháng thể GastimunHP của Nhật Bản trong phác đồ điều trị Hp để chống vi khuẩn Hp kháng thuốc, tăng khả năng tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp, đồng thời chống lây nhiễm vi khuẩn Hp mà không gây tác dụng bất lợi với người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phác đồ và lưu ý trong điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày sử dụng hiện nay
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày lần đầu
Theo các giáo viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM ở miền Nam – Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol ở mức cao: phác đồ PPI + Amoxicillin + Clarithromycin tỏ ra kém hiệu quả. Nên sử dụng phác đồ 4 thuốc sử dụng đồng thời hoặc phác đồ nối tiếp hoặc.
Ở miền Trung và miền Bắc (Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng Clarithromycin còn ở mức trung bình): Có thể sử dụng phác đồ lần đầu Amoxicillin + PPI + Clarithromycin trong 14 ngày.
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày lần 2 (sau khi thất bại với lần 1)
Nếu trong phác đồ lần 1 thất bại thì lần điều trị lần 2 sẽ sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Các giảng viên đào tạo chương trình Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo đến các sinh viên lưu ý không dùng lại kháng sinh đã được sử dụng trong phác đồ điều trị bị thất bại, nhất là Clarithromycin (ngoại trừ Amoxicillin) do tỷ lệ kháng thuốc này rất cao. Vì vậy, người bệnh cần lưu trữ lại các đơn thuốc đã sử dụng và nói với bác sỹ khi đi khám bệnh trong các lần tiếp theo.
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp sau 2 lần thất bại và sự kết hợp mới nhất
Nếu sau 2 lần điều trị mà thất bại các bác sĩ cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Theo Tin tức Y dược, một trong những giải pháp được các chuyên gia khuyến cáo lựa chọn kết hợp cùng các thuốc diệt vi khuẩn Hp là kháng thể chống vi khuẩn Hp (GastimunHP). Loại kháng thể này được Nhật Bản chọn lựa là vũ khí chống lại vi khuẩn Hp trong thời đại mới. Ngoài việc giữ gìn thành công của phác đồ điều trị Hp truyền thống, loại kháng thể này còn giúp chống lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng, phòng chống tái bệnh sau khi điều trị.
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày trên hiện nay được sử sụng phổ biến ở một số nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, …
Nguồn: Cao đẳng Y dược Pasteur