Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tay chân miệng có lẽ là cụm từ Nóng trong thời gian gần đây, bởi tác động mà bệnh gây ra khiến hàng ngàn trẻ mắc bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chỉ là tử vong.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Để có cái nhìn tổng quan về bệnh tay chân miệng, đặc biệt là cách phòng ngừa và điều trị, chuyên mục Hỏi đáp bệnh học sẽ đưa ra những thông tin cụ thể từ những chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Ngoan, đồng thời là giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi: Thưa bác sĩ bệnh tay chân miệng là gì ạ?

Trả lời:

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và có khả năng gây lên những vụ dịch lớn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, những vết tổn thương tổn thương niêm mạc miệng, vết phỏng nước  gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Bệnh thường xảy ra nhỏ lẻ tản phát hoặc bùng phát thành dịch lớn. Tần số khác nhau giữa các vùng địa lý, các nước nhiệt đới như Việt Nam dịch thường xảy ra quanh năm.

Hỏi: Cách thức lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì ạ?

Trả lời:

Virus gây Tay chân miệng lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, phân và cả dịch tiết từ những mụn nước của bệnh nhân.

Tất cả những người chưa từng bị bệnh Tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu những tiếp xúc kể trên. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, môi trường nhà trẻ làm cho dịch lây lan nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hỏi: Làm sao để biết trẻ mắc tay chân miệng thưa bác sĩ?

Trả lời

Thời gian ủ bệnh tính từ khi nhiễm virus tới khi phát bệnh khoảng 3-7 ngày, người bệnh phát bệnh với các triệu chứng: Sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau họng. Sau đó 1-2 hôm xuất hiện những đốm đỏ hoặc vết loét trong niêm mạc miệng: Dưới lưỡi, trong má… Cùng với có phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, cơ quan sinh dục. Một số ít trường hợp bệnh tiến triển nhanh với các biến chứng viêm phổi, viêm não dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Hỏi: Bệnh tay chân miệng có nghiêm trọng không?

Trả lời:

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở thể nhẹ, do bệnh do virus cơ thể có cơ chế đề kháng miễn dịch để chống lại bệnh, BN thông thường hồi phục sau 7-10 ngày mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên nếu Tay chân miệng do chủng virus EV71 gây ra thường có diễn biến nặng và nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… thậm chí tử vong.

Hiện  nay Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Phác đồ chủ yếu là nâng cao sức đề kháng cho trẻ , điều trị triệu chứng ( Hạ sốt, giảm đau…) và phòng ngừa biến chứng

Hỏi: Cách phòng tránh bênh tay chân miệng là gì ạ?

Rửa tay sạch bằng xà phòng là giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Rửa tay sạch bằng xà phòng là giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Trả lời:

Người bệnh cần:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng gần gũi với trẻ bằng xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
  • Các chuyên gia Tin tức Y Dược cũng cảnh báo không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
  • Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
  • Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Cám ơn bác sĩ với những chia sẻ quý báu trên, hy vọng độc giả có thêm kiến thức để bảo vệ con  em mình trước tình hình dịch phức tạp hiện nay.

Nguồn: benhhoc.edu.vn