Suy thận: Căn bệnh quái ác giết người trong âm thầm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm với khả năng giết người một cách âm thầm lặng lẽ.

Suy thận nguy hiểm giết người một cách lặng lẽ

Hàng năm nước ta phát hiện mới khoảng 8.000 ca mắc bệnh thận, có tới 260.000 người suy thận mạn chạy thận để kéo dài sự sống và 72.000 người trong số đó chờ ghép thận. Con số đó chứng tỏ suy thận đang dần trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Suy thận là gì?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, và khó thở. Người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

Thận bị suy

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Dấu hiệu thường gặp của suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu ;Các vấn đề giấc ngủ; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân,…Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là chúng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác.

Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của suy thận

Nguyên nhân suy thận mạn: khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.

Những bệnh và rối loạn thường gây ra bệnh thận mạn bao gồm: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp; Viêm cầu thận; Viêm ống thận mô kẽ; Bệnh thận tiết niệu; Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;

Nguyên nhân gây suy thận cấp: Chức năng thận bị mất một cách đột ngột được gọi là tổn thương thận cấp tính, còn được gọi là suy thận cấp (ARF). ARF có ba cơ chế chính:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận;
  • Những bệnh lý ngay tại thận gây ra;
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương gây mất máu;
  • Mất nước;
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;

Đối tượng có nguy cơ mắc suy thận cao nhất: Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính bao gồm những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch. Hút thuốc và những người béo phì có khả năng cao mắc bệnh thận. Ngoài ra, người cao tuổi (60 tuổi trở lên) và những người có tiển sử gia đình mắc bệnh thận cũng gặp nhiều nguy cơ về bệnh thận.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mà không phải ai cũng biết: Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể của bạn. Những biến chứng có thể xảy đến bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);
  • Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;
  • Bệnh tim và mạch máu (bệnh tim mạch);

Phù chân ở người bị suy thận

Điều trị suy thận như thế nào cho hiệu quả?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại bệnh thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, thông thường bệnh thận mãn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nói chung, việc điều trị là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng, và làm bệnh tiến triển chậm lại. Nếu thận của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối.

– Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh: Bác sĩ sẽ giúp bạn làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh thận. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra bệnh thận đã được kiểm soát tốt.

– Điều trị các biến chứng: Nếu thận của bạn không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể bạn, có thể là bạn đã mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Tại thời điểm đó, chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết.

Chạy thận ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Làm gì để phòng tránh suy thận?

Người bị bệnh thận vẫn có thể tiếp tục sống, làm việc, đi chơi với bạn bè và gia đình, và hoạt động thể chất lành mạnh.

Một lối sống lành mạnh rất tốt cho những người bị bệnh thận. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp làm chậm sự phát triển bệnh thận. Để phòng ngừa suy thận người bệnh cần uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.

Nguồn: benhhoc.edu.vn