Tìm hiểu về cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm, ngoài ảnh hưởng đến xương khớp, còn liên quan đến hệ thống thận tiết niệu. Vì vậy, bệnh gout cần phải phòng tránh, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Nguyên tắc trong việc điều trị bệnh gout

Theo nhiều chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành trên trang tin tức Y tế, để điều trị tốt bệnh gout cần tuân theo nguyên tắc như:

  • Hạ acid uric máu nhằm mục đích phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, làm ổn định bệnh lâu dài, ngăn ngừa biến chứng (bằng chế độ ăn và thuốc hạ acid uric máu nếu cần).
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì).
  • Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng các thuốc hạ acid uric máu.

Ngoài ra, để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu,chức năng thận. Nếu ở tình trạng tăng bài tiết acid uric niệu (trên 600 mg/24h), không được dùng nhóm thuốc hạ acid uric có cơ chế tăng đào thải. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout theo ACR 2012 và EULAR 2016

Bệnh nhân cần được giải thích về bệnh bệnh, tuân thủ lối sống, chế độ tập luyện và điều tiết chế độ dinh dưỡng, chế độ điều trị, về cách thức dự phòng và mục tiêu điều trị. Tầm soát một cách có hệ thống và điều trị các bệnh lý kèm theo và các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm suy thận, bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường và hút thuốc.

Bên cạnh đó, để điều trị các bệnh thường gặp như gout cần chống viêm khớp trong các đợt cấp: colchicin- có thể kết hợp với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – kèm thuốc ức chế bơm proton khi cần. Trong số các thuốc NSAIDs, etoricoxib 120 mg một lần một ngày trong vòng 03 ngày có thể kiểm soát tốt cơn gút cấp [7] (tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với người Việt Nam chỉ cần sử dụng 90 mg mỗi ngày đã có kết quả). Cần lưu ý các chống chỉ định hoặc tương tác thuốc khi chỉ định Colchicine và NSAID. Corticosteroid đường uống (30-35 prednisolone mg/ngày hoặc các chế phẩm tương đương trong 3-5 ngày sẽ được chỉ định nếu có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Có thể chọc hút dịch khớp và tiêm corticoid nội khớp.

Hướng dẫn điều trị bệnh gút theo ACR 2012 và EULAR 2016

Hướng dẫn điều trị bệnh gout theo ACR 2012 và EULAR 2016

Dự phòng đợt cấp được khuyến cáo trong 6 tháng đầu của trị liệu hạ acid uric; với colchicine 0,5-1 mg / ngày, nên giảm ở bệnh nhân suy thận. Nếu colchicine không dung nạp hoặc chống chỉ định thì nên xem xét điều trị dự phòng NSAIDs với liều thấp, nếu không có chống chỉ định. Mục tiêu điều trị hạ acid uric: Cần duy trì mức acid uric huyết thanh < 6 mg/dL (<0.36 mmol/L). Mục tiêu < 5 mg/dL (< 0.30 mmol/L) giúp giải phóng vi tinh thể nhanh hơn được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị bệnh gút nặng (có hạt tophi, tổn thương khớp mạn mãn tính, hoặc có các đợt tấn công thường xuyên). Mức acid uric huyết thanh <6 mg / dL (360 mmol/L) nên được duy trì suốt đời vì trị liệu giảm urate có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh thận do gút. Các thuốc điều trị hạ acid uric: Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, allopurinol được khuyến cáo đầu tiên, bắt đầu với liều thấp (100 mg/ngày) và tăng dần 100 mg mỗi 2-4 tuần nếu cần, để đạt được mục tiêu về mức acid uric huyết thanh. Nếu không thể đạt được mục tiêu bằng liều allopurinol thích hợp, hoặc nếu không dung nạp, nên chuyển allopurinol thành febuxostat hoặc thuốc tăng thải acid uric (uricosuric).

Lưu ý allopurinol tuy rất thông dụng song có một số nhược điểm là cần phải điều chỉnh liều theo chức năng thận. Đặc biệt allopurinol có thể gây phản ứng dị ứng nặng như hội chứng Stevens-Johnson; có thể gây tử vong hoặc các biến cố trầm trọng. Các yếu tố nguy cơ gây các phản ứng dị ứng bao gồm suy thận; tuổi trên 65; và sự có mặt của yếu tố HLA-B*5801 (đặc biệt hay gặp ở chủng tộc người châu Á như dân tộc Hán ở Trung quốc, Thái lan, Hàn quốc, ở Việt Nam cũng thấy có gen này). Tương tác thuốc cũng phức tạp (ví dụ: ampicillin, thiazide, ức chế men chuyển…) có thể gây nên các phản ứng dị ứng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn