Triệu chứng thường gặp của bệnh bại liệt ở trẻ em là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh bại liệt ở trẻ em được Y học thế giới xếp vào một trong những căn bệnh gây nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Vậy triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh bại liệt ở trẻ em là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh bại liệt ở trẻ em là gì?

Bệnh bại liệt ở trẻ là gì?

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở con người. Tác nhân gây bệnh chính là virus Polio lây nhiễm  qua đường tiêu hóa. Loại virus này cư trú ở môi trường bên ngoài. Nó xâm nhập vào cơ thể bất cứ khi nào hệ miễn dịch kém. Nó có thể sống khoảng 2 tuần khi ở nhiệt độ thường.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bại liệt ở trẻ

Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn 7 – 14 ngày hoặc 2 – 35 ngày khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng hoàn toàn yên lặng, chưa gây nên bất kỳ triệu chứng nào.

  • Thời gian khởi phát: Trẻ bị sốt khoảng 38 – 39 độ C, đau đầu, mỏi gáy, buồn nôn tiêu chảy nhẹ trong vài ngày.
  • Thời kỳ liệt: hầu hết bệnh bại liệt ở trẻ em là loại liệt mềm. Nó xảy ra không đồng đều, có thể liệt ở từng nhóm cơ không đối xứng. Đa phần trẻ bị liệt ở một chi hoặc nhiều chi. Thậm chí, ở một số trẻ còn bị liệt cả cơ quan hô hấp. Theo tìm hiểu từ trang tin tức Y Dược được biết, điều này khiến trẻ khó thở và có thể ngừng thở bất cứ lúc nào. Một số khác lại liệt tủy sống dẫn đến tử vong. Theo thống kê có khoảng 30% trẻ bị liệt giảm dần từ 5 – 6 tuần. Tuy nhiên, số còn lại ở những trẻ khác thì không phục hồi được một phần hoặc toàn phần.

Cách phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ em hữu hiệu nhất. Hiện nay, có 2 loại vắc xin được dùng phổ biến là Sabin (vắc xin sống giảm độc lực) và vắc xin tiêm. Vắc xin Sabin thường được gọi lại là vắc xin bại liệt uống OPV, có thời gian bảo vệ khoảng 10 năm. Loại vắc xin này nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở trẻ đối với các bệnh học chuyên khoa. Nó được dùng 3 lần vào thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tuy nhiên loại vắc xin này có thể gây ra tác dụng phụ nhưng chỉ dưới 1%. Lưu ý, tránh dùng vắc xin Sabin cho trẻ đang bị sốt, buồn nôn hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Cách phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay

Cách phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay

Đối với vắc xin bại liệt dạng tiêm thường được gọi là vắc xin bại liệt bất hoạt IPV. Loại vắc xin này chỉ được dùng khi trẻ không uống được vắc xin Sabin. Về chương trình tiêm chủng, nó cũng phải tuân theo lịch quy định 3 lần (khi trẻ đạt 2 – 3 – 4 tháng tuổi). Nó cũng theo lịch của các vắc xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà.

Trẻ đang trong tình trạng mới khởi phát bệnh, hãy cách ly trẻ tối thiểu trong 1 tuần.

  • Nếu trẻ có đau nhức, mỏi cơ, trẻ có thể dùng Paracetamol hoặc Aspirin nhưng tuyệt đối phải có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không bế nách, không cho trẻ cử động mạnh kẻo bị biến dạng.
  • Trẻ muốn ngồi, phụ huynh cần đỡ trẻ và phải ngồi trên ghế có lưng tựa, giá đỡ tay chân.
  • Khi nằm, tư thế đúng là khi hai bàn chân của trẻ áp sát vào thành chắn tạo vuông góc. Đặt gối nhỏ ở dưới lưng các các nếp gấp chi. Giường nằm của trẻ đảm bảo có thành chắn ở cuối.
  • Nếu trẻ khó đi tiểu, tiểu bí dắt, bạn nên chườm ấm nơi vùng bàng quang. Nếu nặng hơn, hãy nhờ đến nhân viên y tế đặt ống thông tiểu.

Bên cạnh đó cần giữ ấm các chi cho trẻ là điều cần thiết. Bạn nên đắp chăn hoặc xoa bóp nhẹ các chi và cơ của trẻ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn