Tìm hiểu về bệnh co thắt thực quản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh co thắt thực quản là bệnh lý có thể để lại các cơn đau kinh niên, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Co thắt thực quản là bệnh gì và có triệu chứng báo hiệu như thế nào?

Co thắt thực quản là bệnh gì và có triệu chứng báo hiệu như thế nào?

Co thắt thực quản là bệnh gì và có triệu chứng báo hiệu như thế nào?

Co thắt thực quản là một rối loạn hoạt động co giãn cơ trơn ở thực quản (ống rỗng nối giữa miệng và dạ dày); các cơn co thắt cơ gây khó khăn trong sự vận chuyển chất lỏng và thức ăn xuống dạ dày. Co thắt thực quản thường hiếm khi xảy ra thường xuyên. Khi cơn co thắt xảy ra, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau vùng ngực đột ngột, đau nhói nặng nề kéo dài trong một vài phút. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân xảy ra những cơn co thắt thực quản thường xuyên và có xu hướng nghiêm trọng hơn thông thường. Hiện tượng này dẫn đến các vấn đề về nuốt cũng như đau đớn kinh niên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, không phải tất cả các trường hợp co thắt thực quản thường xuyên đều cần điều trị. Tuy nhiên trong những trường hợp co thắt thực quản cản trở khả năng ăn hoặc uống, việc áp dụng các phương pháp điều trị là cần thiết.

Thực tế, bệnh co thắt thực quản gây ra những dấu hiệu và triệu chứng điển hình, cụ thể như xuất hiện các cơn đau thắt ngực, dễ nhầm lẫn với đau thắt ngực không ổn định. Khó nuốt và bệnh nhân có cảm giác kẹt dị vật trong cổ họng. Vì thế, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị co thắt thực quản

Phương pháp điều trị co thắt thực quản

Các hình thức co thắt thực quản

Bình thường, các cơ trơn thành thực quản co bóp nhịp nhàng theo chiều từ trên xuống dưới, đẩy thức ăn đi theo một chiều từ miệng xuống dạ dày. Hiện tượng này gọi là nhu động và xảy ra ở nhiều vị trí khác trên đường tiêu hóa. Co thắt thực quản phá hủy sự phối hợp nhịp nhàng này, khiến cho một vùng cơ co bóp lệch khỏi nhịp điệu vốn có,  gây khó khăn cho việc di chuyển thức ăn vào dạ dày. Hiện tượng nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh sinh cụ thể gây ra co thắt thực quản còn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Về cơ bản, bệnh co thắt thực quản có thể xảy ra theo hai hình thức:

  • Co thắt thực quản lan tỏa: cơn co thắt xảy ra liên tục dọc theo chiều dài các cơ trơn thành thực quản; hình thức này thường được đi kèm với nôn thức ăn hoặc chất lỏng.
  • Co thắt thực quản cục bộ (Nutcracker): xảy ra những cơn đau mạnh trong một vùng cơ trơn thực quản. Hình thức co thắt này ít có khả năng gây nôn.

Tuy là một bệnh tiêu hóa khá nguy hiểm nhưng không phải tất cả các trường hợp co thắt thực quản nào cũng điều trị. Tuy nhiên trong những trường hợp co thắt thực quản cản trở khả năng ăn hoặc uống, việc áp dụng các phương pháp điều trị là cần thiết. Các phương pháp điều trị hiện đang áp dụng bao gồm:

  • Quản lý yếu tố nguy cơ: ợ nóng, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là yếu tố nguy cơ có thể gây ra co thắt. Các nguyên nhân tâm lý như lo âu và trầm cảm cũng làm tình trạng trở nên xấu đi. Bởi vậy điều trị những điều kiện này có thể làm chấm dứt hoặc ít nhất giảm bớt các cơn co thắt thực quản.
  • Các loại thuốc giãn cơ trơn: Chỉ định thuốc giãn cơ trơn nhằm giảm tần suất xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn co thắt. Các thuốc thường dùng bao gồm: nhóm nitrate, như isosorbide (Isordil), nifedipine (Procardia), diltiazem (Cardizem, Tiazac…) hoặc dicyclomin (Bentyl).
  • Thuốc chống trầm cảm: thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitripxylin, imipramine (Tofranil) và trazodone có thể được bác sĩ cân nhắc sử dụng với mục đích giảm đau.

Khi những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn, chỉ định phẫu thuật có thể được cân nhắc, đây là một chỉ định hiếm khi được đưa ra. Các bác sĩ có thể sẽ cắt bớt một số cơ trơn thành thực quản thường xuyên co thắt, qua đó đẩy lùi và hạn chế các triệu chứng cho bệnh nhân.

Nguồn: benhhoc.edu.vn