Công dụng của cây Kim sương trong các bài thuốc chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kim sương hay còn được gọi với tên khác là Ớt rừng hay cây dạ chuột…đây là một loại thảo dược đặc biệt được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Kim sương là loại cây nhỡ chủ yếu mọc hoang

Kim sương là loại cây nhỡ chủ yếu mọc hoang

Kim sương và một số thông tin cần biết

Kim là một loại cây thuôc họ Cam, có tên khoa học  Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn. Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới. Kim sương thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 3, hoa có màu trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung. Quả màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt. Quả chủ yếu ra vào tháng 5-7.

Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết lá và quả kim sương có chứa tinh dầu; hoa thơm tiết mùi acid prussic.

Theo y học cổ truyền, Rễ, lá có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết. Công dụng: Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ Chữa hohen, tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương, vết đứt dao chém. Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa sốt, tê thấp. Ngày dùng 6g -12 g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Đơn thuốc trị bệnh áp dụng với cây kim sương

Kim sương được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu dụng

Kim sương được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu dụng

  • Trị đau dạ dày, cảm sốt, tiêu chảy: Rễ chùm hôi, rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ chanh, quả màng tang, mỗi vị 8 g, sắc uống.
  • Chữa cảm mạo, rắn độc cắn: Lá chùm hôi 8g -16 g, sắc lấy nước uống.
  • Trị đau ngực, té ngã tổn thương: Rễ chùm hôi 12g -20 g, sắc lấy nước uống.
  • Chữa đau nhức, teo cơ: Rễ Kim sương sao vàng 50 g, cồn 40o 500ml, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau.
  • Trị teo cơ, tê thấp, nhức mỏi, ho hen: Rễ chùm hôi, vỏ núc nác, thân bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, rễ cây vú bò, củ sả, mỗi vị 10 g, sắc uống.
  • Chế rượu xoa bóp: Rễ chùm hôi sao vàng 50 g, ngâm trong 500ml cồn 400, sau 1 tuần lễ, dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau nhức, teo cơ.
  • Trị đau họng: Vỏ thân chùm hôi sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.
  • Chữa rắn độc cắn: Lá chùm hôi giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh cũng như thông tin từ cây Kim sương do các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, mong rằng qua bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của cây thuốc bỏng mang lại cho sức khỏe con người cũng như bổ sung thêm những kiến thức y học bổ ích cho bản thân.