Bạch chỉ trong y học cổ truyền có tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, thông khiếu,… được sử dụng đa dạng trong các bài thuốc trị bệnh.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Mách bạn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
Bạch chỉ: Vị thuốc hay trong khu phong, trừ thấp
Bạch chỉ là rễ của cây bạch chỉ hay xuyên bạch chỉ, thuộc họ hoa tán. Bạch chỉ có các chất coumarrin, tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, bạch chỉ vị cay, tính ôn; vào các kinh phế, vị và đại trường. Tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, thông khiếu, tiêu thũng bài nùng; trị đau vai lưng, đau răng, trị chứng ngoại cảm gây đau đầu, đau xoang mũi, phong thấp tý thống; phụ nữ bạch đới, ngứa ngoài da, chứng sang dương nhọt độc. Liều dùng: 4-12g. Sau đây là một số bài thuốc có bạch chỉ.
Bạch chỉ trừ phong, giảm đau
Bài 1: bạch chỉ 12g, bạc hà 6g, thương nhĩ 12g, tân di 12g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị viêm mũi sinh ra đau đầu.
Bài 2: Hoàn đô lương: bạch chỉ nghiền bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị đau vùng trán.
Bài 3: kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, phòng phong 12g, thạch cao sống 20g. Sắc uống. Trị đau do sưng lợi răng.
Bạch chỉ tán hàn, giải biểu, trị đau đầu do cảm mạo
Bài 1: Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, bạc hà 16g, tế tân 2g, khương hoạt 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, phòng phong 3g. Các vị tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.
Bài 2: bạch chỉ 12g, khương hoạt 8g, kinh giới 8g, hoàng cầm 8g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị đau đầu do cảm mạo.
Bạch chỉ giải độc, trị nhọt: Khi khi rắn cắn hoặc nhọt độc sưng phù
Bài 1: Bột bạch chỉ hộ tâm: bạch chỉ 0,4g, nhũ hương 0,4g, hùng hoàng 0,4g. Tất cả tán thành bột mịn, pha với rượu nóng rồi uống. Trị độc do rắn rết cắn.
Bài 2: bạch chỉ 12g, liên kiều 12g, địa đinh hoa tím 12g, bối mẫu 12g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, qua lâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm tuyến sữa và mụn nhọt.
Bạch chỉ trị táo bón hay đi tả do phong độc
Bột bạch chỉ 8g trộn với nước cơm và ít mật ong cho uống.
Bạch chỉ trị đi tiểu ra máu
Bài thuốc gồm: bạch chỉ, đương quy, liều lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g.
Đặc điểm vị thuốc bạch chỉ
Bạch chỉ trị phụ nữ bạch đới do hàn thấp
Chuẩn bị: bạch chỉ và hải phiêu tiêu, liều lượng bằng nhau, tán thành bột. Mỗi lần uống 12g.
Bạch chỉ trị đau răng do phong nhiệt
Chuẩn bị: bạch chỉ, ngô thù du, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền bột, hòa với ít nước để ngậm.
Bạch chỉ trị bế kinh do phong hàn
Chuẩn bị: quế chi 8g, đan sâm 12g, xuyên khung 10g, nga truật 8g, tô ngạnh 8g, bạch chỉ 8g, uất kim 8g, ngưu tất 10g. Sắc uống.
Tác dụng: “Trị kinh nguyệt mất mấy tháng, tức ngực, buồn nôn, bụng dưới lạnh đau, tay chân không ấm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn”, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên YHCT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.
Bạch chỉ trị chân răng hôi
Chuẩn bị: bạch chỉ, xuyên khung, hai vị bằng nhau. Tán bột, làm viên, viên bằng hạt ngô. Ngậm 2-3 viên trong ngày.
Tuy nhiên, những người đau đầu do huyết hư hỏa vượng, ung nhọt mới vỡ cần kiêng dùng.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc bạch chỉ mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.
Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.
Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn