Củ gừng bên cạnh là gia vị quen thuộc trong các món ăn mà còn là vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng trong việc phòng và trị các bệnh đường tiết niệu, hệ thần kinh và vận động.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Mách bạn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
Bài thuốc dân gian trị bách bệnh từ củ gừng trong nhà bếp
Theo y học hiện đại, củ gừng chứa axit glutamic, serin, glycine, axit aspartic, aldehyde, zingiberol, shogaola, chất cay zingeron, tinh bột… Chúng có tác dụng đặc biệt trong việc dưỡng sinh và phòng trị bệnh.
Y học cổ truyền phương Đông thường dùng gừng trong việc phòng và chữa cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh vận động…
Sau đây là một số cách dùng gừng trị bệnh đường tiết niệu, thần kinh vận động thường gặp mà bạn có thể tham khảo:
Củ gừng trị bệnh đường tiết niệu
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, cá quả 1 con khoảng 500g, hành củ 7 củ, bí xanh 500g, rễ cỏ tranh 500g, đường phèn 250g, chè uống nước 200g, táo tàu 300g, đường phèn 250g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc cho vào nồi, đổ nước 1 lít rưỡi nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít, để đó. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.
Bí tiểu: gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g.
Thực hiện: Gừng đặt dưới rốn 4-5cm, dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng. Thực hiện nhiều lần sẽ giúp đi tiểu dễ dàng.
Tiểu són: gừng tươi 6g, hồi hương 20g, lá ngải cứu 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Củ gừng trị bệnh hệ thần kinh và vận động
Dẫn nguồn từ báo Sức khỏe đời sống, trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh hệ thần kinh và vận động có củ gừng như sau:
Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.
Đau đầu: gừng tươi hạt cải củ lượng bằng nhau, một chút xạ hương. Gừng và hạt cải củ giã vắt lấy nước, cho ít xạ hương vào, nhỏ vào mũi sẽ khỏi đau đầu.
Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, xuyên khung 30g, hành 1 nắm. Tất cả cho vào ấm sắc rồi đem xông tay chân đau tê.
Củ gừng có mặt trong các bài thuốc trị bệnh hệ thần kinh và vận động
Tê thấp phong hàn: gừng tươi, lá ngải cứu già, ma hoàng, các vị đều 60g. Tất cả cho vào nồi nước đun sôi, vớt bỏ bã thuốc. Dùng khăn nhúng nước thuốc chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.
Khớp vai viêm đau: gừng tươi 10g, xơ mướp 20g, hành củ 60g. Tất cả giã nhỏ, cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau, băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau khớp gối (khớp gối sưng to, đau, đi lại khó): nước gừng tươi nửa bát, mang tiêu 30g, bồ kết bỏ hạt 1 quả, ngũ vị tử 30g, rượu 1.000 ml. Các vị thuốc nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi lại cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, hoàng bá 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau lưng: gừng tươi 60g, muối 6g, hương phụ 150g. Gừng giã nát lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều, xát vào răng vài lần sẽ đỡ đau lưng.
Bên cạnh đó, củ gừng còn dùng trong các bài thuốc trị liệt dương, sợ lạnh, tiểu dầm; di tinh; đái tháo đường; phù thũng sưng chân, đầy bụng đại tiện khó; cổ gáy đau do tư thế ngủ, do cảm gió gây cứng đơ khó cử động; say tàu xe.
Tuy nhiên cần nhớ rằng, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định.
Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.
Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn