Bệnh chàm và các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Là loại bệnh lý phổ biến ở nước ta ở mọi độ tuổi, bệnh chàm gây trở ngại trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu? Có những biểu hiện gì? Và có phương pháp chữa bệnh tại nhà hiệu quả không?

Bệnh chàm và các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả

Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân của bệnh là do đâu?

Bệnh chàm hay còn được gọi là Eczema, là loại bệnh da liễu gây viêm nhiễm da trên cơ thể và gây ngứa ngáy, bệnh không có khả năng lây lan nhưng bệnh chàm lại rất rễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

Các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, bệnh chàm do những nguyên nhân chính sau đây:

  • Do di truyền: nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm thì khả năng mắc bệnh chàm của các thế hệ sau rất cao.
  • Do mắc một số bệnh lý: những người mắc một số bệnh như rối loạn chức năng bài tiết, nội tiết, tiêu hóa, hay các bệnh viêm xoang, viêm tai, viêm gan… rất dễ có nguy cơ bị bệnh chàm cao.
  • Do dị ứng: một số người bị dị ứng với thực phẩm như đồ cay, đồ biển… hoặc do thiếu vitamin bẩm sinh.
  • Do công việc: Công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các chất dễ gây kích ứng như phân bón hóa học, chất tẩy rửa, quần áo, giày dép,…
  • Do hệ miễn dịch kém: cơ thể có sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân gây bệnh và nhanh chóng phát triển.

Triệu chứng và tác hại của bệnh chàm

Bệnh chàm được chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí khác nhau.

Dựa vào giai đoạn phát triển bệnh thì có thể chia thành 4 loại là:

  • Chàm cấp tính
  • Chàm bán cấp
  • Chàm mãn tính
  • Chàm nhiễm khuẩn.

Hoặc dựa theo căn nguyên gây bệnh:

  • Chàm thể trạng
  • Chàm tiếp xúc
  • Chàm vi trùng
  • Chàm da mỡ
  • Chàm tổ đĩa.

Triệu chứng chung của bệnh chàm

  • Khi bệnh chàm mới bắt đầu, cơ thể chỉ xuất hiện những đám đỏ hơi nề và rất ngứa. Rồi dần dần xuất hiện hạt sần màu trắng trên bề mặt da, sau đó dần tạo thành mụn nước.
  • Các mụn nước ngày càng xuất hiện nhiều hơn và lan rộng ra những vùng da khác tạo thành từng mảng dày đặc, xếp chồng lên nhau từng lớp, khi vỡ có dịch trắng trong.
  • Mụn khi sau khi vỡ, thì lớp da dần trở nên khô, đóng vảy và ra lớp da non, lớp da hơi sẫm màu hơn.
  • Lớp da non nhẵn bóng nhưng lại tự rạn nứt, màu da càng ngày càng sậm màu hơn da bình thường, bề mặt da thô ráp, tróc vảy thành từng mảng hoặc vụn. Nền da khi chạm vào cứng cộm.
  • Cảm giác ngứa dai dẳng kèm theo cảm giác bứt rứt khó chịu.

Tác hại của bệnh chàm

Những cơn ngứa do bệnh chàm gây ra khiến nhiều người không chịu được sẽ có thói quen dùng tay để gãi ngứa, điều đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng da đang bị tổn thương và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy kéo dài sẽ khiến quá trình sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến mệt mỏi, stress.

Bệnh chàm còn gây biến chứng ở mắt như đục thủy tinh thể, nhãn cầu hình nón, kích thích giác mạc…

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả

Bài thuốc 1: Lấy quả mướp đắng, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước cốt đó và chấm lên vùng da bị chàm, làm như vậy 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Sử dụng lá trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi, sau đó dùng nước trà pha thêm nước để tắm, tắm liên tục nhưu vậy trong 1 tuần.

Bài thuốc 3: Dùng 20g vỏ núc nác, 50g ngải cứu, 20g xả sàng tử, 25g kinh giới, 10g phèn xanh, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 15 phút, sau đó lọc lấy nước để ấm rồi dùng rửa vết chàm và lấy bã xoa nhẹ lên vùng da cho lớp da sần bong ra. Làm liên tục 1 lần 1 ngày.

Bài thuốc 4: Cho vào ấm 20g bồ công anh, 20g sài đất, 20g thổ phục linh, 16g hạ khô thảo, 16g hương nhu trắng, 16g bạch chỉ nam, 12g cam thảo, 12g hạ liên châu, 10g cúc hoa, đun sôi với nước rồi chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Lấy tỏi, bóc vỏ, đập dập sau đó cho ngâm với rượu trong một vài giờ rồi lấy bôi lên vùng da bị chàm.

Bài thuốc 6: Lấy 1 nắm lá trầu và 1 nắm rau răm, rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi với nước, chờ nước nguội bớt rồi dùng nước này lau rửa vùng da bị bệnh.

Bài thuốc 7: Dùng lá sung và lá đủ đủ rửa sạch, rồi giã nhuyễn 2 loại lá cùng khoai tây để đắp lên vùng da bệnh, sau đó để qua đêm rồi tháo ra rửa lại vào sáng hôm sau.

Bài thuốc 8: Lấy 50g vỏ cây hoa hòe, 50g vỏ cây núc nác và 30g lá hương nhu trắng, 30g lá khổ sâm rửa sạch, cho tất cả vào nồi rồi đun sôi, lấy nước rửa vùng da bệnh mỗi ngày.

Theo trang tin Bệnh học thì người bệnh cũng cần lưu ý, trước khi bôi bất kỳ loại thuốc nào thì nên rửa vùng da bị chàm bằng nước sạch và lau khô để đảm bảo vệ sinh cũng như bài thuốc có hiệu quả nhất. Tuyệt đối không bôi thuốc sang vùng da không bị chàm và cũng không nên bôi thuốc quá nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý, không tắm nước quá nóng và sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa. Chỉ nên tắm 1 lần trong ngày để da không bị mất độ ẩm. Giữ tâm lý thoải mái và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.