Suy giáp là căn bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm như bướu cổ nhưng thường gặp ở người cao tuổi với những triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh tuổi già.
- Bệnh trĩ: Căn bệnh khó nói có nguy cơ biến chứng nguy hiểm chết người
- Những căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp vào lúc giao mùa
- Nguyên lý trong điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ) tiết ra hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích họa sự hoạt động của tim, hệ thần kinh. Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm chức năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dang rối loạn chức năng tuyến giáp khiến cho người mắc bệnh không sản sinh đủ hormone cần thiết cho cơ thể.
Dấu hiệu cho thấy bạn bị suy giáp
Bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng nhưng có thể có những triệu chứng như sau:
Ăn không ngon miệng, hay bị táo bón, da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh, thường thấy mệt mỏi trí nhớ kém, bị trầm cảm, tóc thưa hoặc mọc chậm, giọng khan và trầm hơn, có thể thở gấp và thay đổi nhịp tim, tăng cân, đau khớp hoặc cơ, nước có thể bị giữ lại trong cơ thể đặc biệt quanh mắt.
Điều nguy hiểm của bệnh suy giáp là triệu chứng không rõ ràng, phổ biến ở người cao tuổi nên người bệnh nghĩ những triệu chứng đó là của bệnh thường gặp ở tuổi già.
Ở bệnh suy giáp trầm trọng, lưỡi có thể phình to ra (chứng lưỡi lớn); mặt, tay, chân bị phù, da có thể sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày thêm.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp, một trong số đó là:
- Cơ thể tiết ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Đây là một biểu hiện của của rối loạn cơ thể;
- Phụ nữ mang thai;
- Xảy ra sau khi điều trị bệnh cường giáp;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như lithium và amiodarone;
- Phẫu thuật tuyến giáp;
- Trải qua điều trị bằng xạ trị;
Bệnh suy giáp có ảnh hưởng cả hai giới tính như nhau, có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ cao tuổi.
Sự nguy hiểm của bệnh suy giáp
Bướu cổ là một trong những bệnh nguy hiểm mà suy giáp gây ra. Ngoài ra suy giáp nếu không được điều trị còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác như: sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, phụ nữ mang thai sinh con ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Suy giáp có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới do ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Bên cạnh đó suy giáp còn làm tăng lượng cholesterol, khiến người bệnh đứng trước nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, nguyên nhân chính dẫn đến suy tim. Trong trường hợp xấu nhất, suy giáp có thể gây ra bệnh phù niêm (myxedema) khiến cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê, tử vong.
Điều trị bệnh suy giáp như thế nào?
Hiện nay điều trị suy giáp bằng thuốc là biện pháp phổ biến, thuốc trị suy giáp có thể thay thế những hormone mà cơ thể không tiết ra. Thuốc trị suy giáp có hiệu quả cao, giá thành cũng vừa phải. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ có liều lượng điều trị khác nhau, để cung cấp đầy đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường.
Xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo liều lượng thuốc dùng chính xác. Các loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine nên được sử dụng mỗi ngày để đảm bảo lượng hormone cần thiết cho cở thể. Hormone tổng hợp dùng đúng liều lượng sẽ không gây ra tác dụng phụ. Nếu dùng liều lượng quá cao có thể dẫn đến các biến chứng như: căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu.
Nên làm gì để làm chậm diễn tiến của bệnh suy giáp
Những thói quen sinh hoạt có thể hạn chế diễn tiến của bệnh suy giáp một cách đáng kể.
Tái khám đúng lịch để theo dõi diễn tiến các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong liệu trình điều trị.
Thực hiện lối sống khoa học lành mạnh với chế độ thể dục và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt đẩy lùi bệnh suy giáp.
Nguồn: benhhoc.edu.vn