Mùa đông đi kèm theo những căn bệnh phổ biến của thời tiết lạnh giá, nắm kỹ một số bí quyết sẽ giúp bạn đẩy lùi các căn bệnh để tận hưởng mùa đông ấm áp.
- Sốt phát ban: Căn bệnh có thể gây tử vong cho trẻ em
- Tật cận thị: Bệnh về mắt đe dọa tương lai con em chúng ta
- 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút
Mùa đông kèm theo nhiều căn bệnh phiền toái
Cảm lạnh
Thời tiết mùa đông nhưng thường không ổn định, khi thời tiết thay đổi thường gây bệnh cảm lạnh, nhất là nhũng ngày mưa. Người bệnh có triệu chứng: Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm.
Cảm lạnh là một trong những căn bệnh điển hình vào mùa đông
Cách phòng chống chỉ là vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh. Không có cách điều trị triệt để cảm lạnh thông thường, mà chỉ điều trị triệu chứng của bệnh gây ra. Nên lưu ý không dùng kháng sinh trong những trường hợp cảm lạnh thông thường, do tác nhân gây bệnh là virus cúm, hợp bào cúm, không phải là vi khuẩn nên thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với những trường hợp này. Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, và uống nhiều nước là một cách hữu hiệu.
Viêm họng
Viêm họng là bệnh thường gặp nhất vào mùa đông. Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây ra viêm họng. Ngoài ra một số trường hợp viêm họng là do thay đổi thời tiết chẳng hạn như đi từ trong nơi ấm ra ngoài trời lạnh giá.
Để trị viêm họng cách đơn giản dễ thực hiện nhất là súc miệng bằng nước muối ấm. Pha một thìa muối vào cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày sẽ giúp bạn điều trị và ngăn ngừa viêm họng một cách hiệu quả.
Hen suyễn
Không khí lạnh là một tác nhân kích hoạt các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè và khó thở. Vi thế những người bị hen suyễn nên đặc biệt cẩn thận trong mùa đông.
Bí quyết cho người bị hen suyễn trong mùa đông: những ngày thời tiết lạnh và nhiều gió nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, mặc ấm, dùng khăn hoặc khẩu trang che kín vùng mũi, miệng. Lưu ý về việc dùng thuốc thường xuyên, luôn mang theo thuốc xịt.
Norovirus
Norovirus là nhóm vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Norovirus thường được gọi bằng những tên khác như virus viêm dạ dày-ruột, viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông. Các triệu chứng thường bao gồm nôn, tiêu chảy, đau bụng. Mặc dù rất khó chịu nhưng các triệu chứng này sẽ biến mất trong vài ngày.
Bí quyết khi bị nhiễm norovirus: khi người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy, điều quan trọng là phải uống nhiều nước để tránh bị mất nước, đặc biệt là đối với người già và trẻ em.
Đau khớp
Nhiều người bị viêm khớp nói rằng họ cảm thấy đau đớn hơn vào mùa đông. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Chỉ có các triệu chứng đau và cứng khớp bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi về thời tiết gây ra các tổn thương ở khớp.
Viêm khớp thường tái phát vào mùa đông
Bí quyết: Tập thể dục hàng ngày là một cách lý tưởng để giúp tăng cường thể chất và trạng thái tinh thần cho những người bị viêm khớp.
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do không khí lạnh làm tăng huyết áp và gia tăng áp lực lên trái tim. Tim cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh.
Bí quyết: nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, sử dụng chai nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm giường. Mặc quần áo ấm áp, quàng khăn kín, đeo găng tay, đội mũ đầy đủ khi ra ngoài.
Da khô
Da khô là một tình trạng thường gặp và trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông, khi độ ẩm xuống thấp. Dưỡng ẩm là điều vô cùng cần thiết trong mùa đông để ngăn chặn tình trạng này. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là các loại kem dưỡng ẩm được hấp thụ qua da, trên thực tế chúng hoạt động như một chất kết dính để ngăn chặn độ ẩm tự nhiên của da bốc hơi đi.
Thời tiết se lạnh và khô dấn đến khô da
Thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm – lúc này da vẫn còn ẩm và một lần nữa trước khi đi ngủ.
Bí quyết: không nên tắm nước quá nóng vì nó làm cho da khô và ngứa, đồng thời làm tóc trở nên khô xơ.
Cúm
Người già, trẻ em, phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh thận có nguy cơ cao mắc cúm trong mùa đông bởi các virus cúm phát triển rất mạnh trong thời gian này.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm vaccine phòng bệnh cúm.
Nguồn: benhhoc.edu.vn