Bệnh truyền nhiễm là một bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh được chỉ với những biện pháp đơn giản.
- Bố mẹ nên lưu ý con trẻ dễ mắc bệnh túi thừa Meckel
- Viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Các triệu chứng tắc ruột rất nguy hiểm mà bạn nên biết
Bệnh truyền nhiễm và những nguy cơ tiềm tàng
Bệnh truyền nhiễm là gì ?
Bệnh truyền nhiễm là một bệnh chuyên khoa có khả năng lây truyền từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc…) và có khả năng phát triển thành dịch.
Đặc trưng bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Tùy theo từng bệnh mà các con đường lây lan sẽ có sự khác nhau, có bệnh chỉ có 1 đường lây nhiễm còn có bệnh thì có vô số con đường để lây lan.
Có rất nhiều con đường để lây lan bệnh
Bệnh truyền nhiễm thường phát triển có tính chất chu kỳ, bao gồm các giai đoạn phát triển của bệnh kế tiếp nhau như thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, thời kỳ suy yếu và thời kỳ tái phát.
Phân loại bệnh truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm gồm 4 loại:
- Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Các bệnh lây truyền qua đường da và niêm mạc.
Xem thêm: Bệnh xương khớp
Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh truyền nhiễm là một bệnh rất nguy hiểm và có hậu quả nghiêm trọng nhưng chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng rất nhiều phương pháp đơn giản. Các phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm bao gồm.
Tiêm vắc-xin
Đây là một cách phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất, đây là biện pháp mà chúng ta chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung.
Giữ vệ sinh cá nhân
Chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân cá nhân hằng ngày bằng cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da và đeo khẩu trang khi vào những khu vực đông người.
Giữ vệ sinh cá nhân
An toàn thực phẩm
Theo tin tức Y tế mới nhất, để có mọt sức đề kháng tốt, bạn cần bổ sung cho mình một nguồn thực phẩm tươi, sạch đảm bảo an toàn thực phẩm và cũng như tuân thủ theo các quy tắc như ăn chín uống sôi, bảo quản thức ăn nơi sạch sẽ …
Vệ sinh môi trường
Nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.
Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi, loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi…
Nguồn: benhhoc.edu.vn