Những người thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng là đối tượng dễ mắc các bệnh xương khớp vì họ phải tiếp xúc với máy tính và ít có thời gian vận động.
- Mỡ bụng: Nỗi ám ảnh kinh niên của chị em văn phòng
- Một số điều cha mẹ cần phải biết về bệnh chàm ở trẻ nhỏ
- Rét kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân đột quỵ do tai biến mạch máu não tăng
Giải cứu bệnh cơ xương cho dân văn phòng
Hiện nay số người đến khám về cơ xương khớp ngày càng đông trong đó những người trong độ tuổi từ 35 – 45 chiếm số lượng tương đối và chủ yếu là đối tượng làm việc văn phòng. Chính môi trường làm việc công sở tiếp xúc nhiều với máy tính đang dần lấy đi sức khỏe của dân văn phòng. Vậy đâu là giải pháp cứu cánh ngay lúc này
Nguyên nhân khiến dân văn phòng thường mắc bệnh xương khớp
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, bệnh lý cơ xương khớp thường có những triệu chứng diễn ra khá âm thầm và thường chỉ là những cơn đau, mỏi cơ xương diễn ra trong thời gian ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là những người trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp dẫn tới tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn.
Ngồi quá lâu và ít vận động nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Những người làm trong môi trường văn phòng thường không được hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các cơ xương khớp. Bệnh văn phòng là bệnh thường gặp chủ yếu đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Bệnh loãng xương, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…Việc bạn ít vận động hay vận động quá mức đều khiến cơ xương khớp bị thoái hóa.
Cách phòng ngừa và điều trị các bệnh xương khớp cho dân văn phòng
Muốn giải cứu cơ xương bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Không nên tự uống các thuốc giảm đau, khi lạm dụng thuốc giảm đau có thể làm bạn bị đau dạ dày và gây hại cho thận.
- Ở nơi làm việc, nên ngồi thật thẳng, không tựa hẳn vào lưng ghế, chỉ dựa từ thắt lưng trở xuống, chân đặt thẳng ngang với nền nhà, đầu gối vuông góc. Bạn cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng đứng dậy thư giãn bằng cách vươn vai hay đi lại tại chỗ.
- Khi ngủ, tránh nằm sấp. Nếu nệm quá mềm và lún sâu theo các chuyên gia từng theo học Kỹ thuật vật lý Trị liệu – Cao đẳng Y Dược hãy thay một tấm nệm khác phẳng hơn. Trước khi rời giường, bạn nằm ngửa, giơ hai chân lên cao, làm động tác đạp xe đạp vài phút cũng giúp cơ xương ổn định hơn.
- Sữa chua được coi là những thực phẩm đứng đầu bảng, không chỉ giàu canxi, axit lactic trong sữa có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Vì vậy, sữa là nguồn canxi tự nhiên tốt nhất.
Tập luyện nhẹ nhàng để giảm nhanh cơn đau
Dân văn phòng cũng nên chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng vì việc ăn uống cũng có tác động tích cực tới các bệnh xương khớp. Nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất canxi cao, giảm bớt chất béo.
Giải cứu cơ, xương cốt bằng thực phẩm giàu canxi
” Để giải cứu bệnh xương khớp thì bổ sung thực phẩm giàu canxi là điều không thể thiếu. Không những cung cấp dinh dưỡng mà còn là nền móng giúp lượng canxi giữ ổn định và tránh xa bệnh xương khớp” Cô Liên hương Giảng Viên lớp Liên Thông Cao đẳng Điều Dưỡng nói.
- Cải bẹ: Với hàm lượng thành phần dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao, cải bẹ có thể được mệnh danh là “vua” của các loại rau. Hàm lượng canxi, sắt có trong cải bẹ vô cùng phong phú, thường xuyên ăn cải bẹ có tác dụng hạ huyết áp, giúp xương chắc khỏe, thanh nhiệt giải độc…
- Vừng đen: Vừng đen có hiệu quả bổ sung canxi và dưỡng chất cao hơn nhiều lần so với vừng trắng. Những người không thích uống sữa, có thể ăn 3 thìa hạt vừng đen mỗi ngày để thay thế.
- Đậu nành: Đây là thực phẩm giàu protein, có lượng canxi cao, giàu lysine và giúp hấp thụ sắt dễ dàng. Các sản phẩm đậu nành khác cũng giúp bổ sung canxi, 150gr đậu phụ chứa tới 500mg canxi.