Cảnh báo 5 lý do thật sự khiến sinh viên Y Dược thất nghiệp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dù học ngành hot, cơ hội việc làm rộng mở nhưng sinh viên Y Dược cũng có thể rơi vào thất nghiệp nếu như không nhận thức rõ năng lực bản thân và hiểu về ngành học.

Cảnh báo 5 lý do thật sự khiến sinh viên Y Dược thất nghiệp

Cảnh báo 5 lý do thật sự khiến sinh viên Y Dược thất nghiệp

Mỗi năm nhu cầu đào tạo các lĩnh vực đời sống xã hội luôn tăng cao đặc biệt là ngành chăm sóc sức khỏe nhưng khi ra trường, bước chân vào môi trường tuyển dụng đầy khắc nghiệt thì những sinh viên tốt nghiệp ngành hot như Y Dược cũng không tìm được công việc trên tin tức Y Dược như ý muốn, thậm chí là thất nghiệp. Nguyên nhân không phải là chọn sai ngành, mà do bản thân của bạn chọn sai “thái độ” khi học tập

Ảo tưởng sức mạnh bản thân

Vừa bước chân khỏi cánh cửa Cao đẳng, Đại học, kinh nghiệm chuyên môn làm việc còn hạn chế nhưng luôn tự cho mình là giỏi và mang niềm tin “lương dưới 10tr em không làm”. Điều này thật quá ảo tưởng và bạn sẽ chẳng qua nổi vòng phỏng vấn dù bạn là thủ khoa hay mới du học từ các nước phát triển có những trường Đại học nổi tiếng. Bởi doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp bạn có mà họ trả tiền cho những đóng góp của bạn. Ngay cả khi bạn được đào tạo theo mô hình Viện – Trường như sinh viên ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì dù có kĩ năng, kinh nghiệm cũng phỉa nhận thức rõ năng lực bản thân để đàm phán mức lương hợp lý chứ không thể đưa ra con số “trên trời” được.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo theo mô hình Viện - Trường

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo theo mô hình Viện – Trường 

Không vượt qua được thử thách công việc trong ngành Y Dược

Thông mình mà lười đã đành nhưng đã dốt nhưng lại lười thì bản thân người đó sẽ chẳng bao giờ tìm được bệnh viện, phòng khám để làm việc lâu dài, nhất là công việc cần sự chăm chỉ, không ngừng học hỏi như ngành Y Dược.

Mới vào làm, doanh nghiệp sẽ cho bạn một khoảng thời gian thử việc như bắt bạn làm thêm việc, thêm giờ, hoặc cuối tuần phải đi làm thì bản thân lại tỏ ra khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”. Nhưng bạn không hiểu rằng khi chính thức làm việc công việc còn nhiều hơn thế, đó chỉ là phép thử xem nỗ lực của bạn đến đâu. Vì bạn phải hiểu rằng, làm việc trong ngành Y hay ngành Dược khá áp lực và đòi hỏi sự kiên nhẫn, chịu được áp lực cao khi đó bạn mới xứng đáng hưởng mức lương cao và được xã hội tôn trọng.

Đứng núi này, trông núi nọ

Việc đứng núi này trông núi nọ là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay không chỉ riêng sinh viên ngành Y Dược. Không ít Dược sĩ Cao đẳng sau khi ra trường làm việc tại Nhà thuốc, bệnh viện nhưng thay vì tập trung vào công việc thì thời gian chủ yếu lại so sánh giữa nơi mình làm với những bệnh viện, Nhà thuốc khác. Chưa đóng góp gì cho bệnh viện, phòng khám nhưng chỉ bận tâm xem công việc, bệnh viện nào trả lương cao hơn để nhanh chóng chuyển việc.

Với những bạn học Cao đẳng Dược như vậy thì bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì đến nơi đến chốn và không có bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám nào muốn nhận một người như thế về làm việc.

Thụ động và không chủ động trong công việc

Mặc dù đã xin được việc nhưng tính thụ động giống kiểu cấp 1, cấp 2 cần người chỉ việc tận tay, giao việc nhỏ con cũng phải thúc ép mới làm và nếu không nói gì sẽ ngồi lướt facebook, youtube cả ngày. Không chịu chủ động tìm kiếm việc làm trên thông tin y tế hay tin tức Y Dược thì không chỉ bạn đang tự làm mình trở nên trì trệ mà còn đánh mất cơ hội của bản thân. Đặc biệt đối với những ngành sức khỏe như Y Dược, sinh viên tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng Điều dưỡng, Dược hay Xét nghiệm đều cần chủ động trong quá trình tìm việc và làm việc.

Không có ý chí cầu tiến

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Y lý kết hợp y thuật

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Y lý kết hợp y thuật

Chí tiến thủ không chỉ là cách thể hiện tinh thần cố gắng của bạn mà còn là động cơ để thúc đẩy nơi bạn làm phát triển. Khi bệnh viện, doanh nghiệp,…phát triển nằm trong ý đồ của nhà tuyển dụng vì không có phát triển sao có sự tồn tại. Do đó những bạn trẻ dù có tốt nghiệp Đại học, văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược, Liên thông nhưng không ham học hỏi, luôn sợ bị người khác chê cười, cái tôi quá lớn, không thích bị người khác nhắc nhở nhưng lại chẳng chịu học hỏi vươn lên, nhanh thỏa mãn với những gì mình đang có thì sau một thời gian làm việc thì cũng bị đuổi hoặc bản thân cũng tự xin nghỉ không được đánh giá công bằng, không được ghi nhận,….

Cố gắng, chăm chỉ không bao giờ là thừa nếu bạn thân muốn người khác công nhận và được người khác tôn trọng. Lời khuyên dành đến những sinh viên Y Dược: “Thời gian không chờ đợi một ai và đừng ảo tưởng về một thế giới tươi đẹp nếu bản thân luôn tự cao và dễ bằng lòng với thực tại”.