Cây cỏ luồng: Vị thuốc hay làm thuốc trong y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo y học cổ truyền, cây cỏ luồng được xem là một trong những vị thuốc hay trị viêm đường tiết niệu, viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm tuyến nước bọt,…

Cỏ luồng thường mọc ở những nơi thoáng ẩm và mát

Cỏ luồng thường mọc ở những nơi thoáng ẩm và mát

Đặc điểm của vị thuốc cỏ luồng

Cỏ luồng còn được gọi với tên gọi khác như phượng vĩ thảo, seo gà,… Tên khoa học là Pteris multifida Poir., họ Cỏ luồng: Pteridaceae.

Đây là loại cây mọc phổ biến tại các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ, mọc ở những nơi thoáng ẩm và mát, quanh thành giếng, trên vách đá, vách đất. Cỏ luồng thu hái quanh năm và toàn cây có thể làm thuốc.

Theo y học hiện đại, cỏ luồng chứa diterpen (16 a-diol, ent-kauran-2 b và ent-kaur –16-en 2 b, 15 a-diol), b- sitosterol, một số chất glucoside.

Theo y học cổ truyền, cỏ luồng vị hơi đắng, đắng ngọt nhạt và tính lạnh. Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt tiêu viêm, mát máu, cầm lỵ. Rễ mùi thơm hắc, có vị đắng, ngọt, hơi tê; tác dụng trị viêm gan, trĩ chảy máu. Nước lá tươi trị bỏng. Liều dùng: 15 – 30g cỏ luồng khô (rễ và lá).

Dùng ngoài không kể liều lượng. Tác dụng trị viêm ruột, viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn,

Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn có cỏ luồng

Bài 1: cỏ luồng 24g, chè tươi 100g đun với 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: rễ và lá cỏ luồng sao qua cho có mùi thơm 40 – 60 g sắc với 100 – 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Giảng viên y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo Nam dược thần hiệu: cỏ luồng 20g, rễ cỏ tranh 20g, dây mơ lông 20g, gừng sống 3 lát, rễ phèn đen 20g. Sắc uống, chia 2-3 lần trong ngày, lúc đói.

Bài 4: cỏ luồng 30g, đậu đen rang cháy 20g, vỏ sắn thuyền 12g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.

Cỏ luồng được xem là một trong những vị thuốc hay trong YHCT

Cỏ luồng được xem là một trong những vị thuốc hay trong YHCT

Bài thuốc chữa lỵ cấp tính có cỏ luồng

Bài 1: rễ cỏ luồng 20g, rễ phèn đen 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen. Sắc đặc, ngày uống 1 thang

Bài 2: rễ cỏ luồng 20g, dây mơ lông 20g, rễ phèn đen 20g, gừng tươi 3 lát, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị xuất huyết: cỏ luồng 60g, rễ cây ruối 60g. Sắc uống trong ngày.

Bài thuốc có cỏ luồng dùng ngoài

Nước sắc đặc cỏ luồng để rửa mụn trĩ.

Cỏ luồng tươi giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.

Rễ và lá cỏ luồng sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá để lấy dầu thuốc để bôi chữa một số bệnh ngoài da ở trẻ em.

Ngoài ra, cỏ luồng còn dùng làm thuốc lợi tiểu, trị sốt rét. Những nghiên cứu mới đây thấy rằng, cao cỏ luồng điều chế bằng sắc với nước có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào do hoá chất (acid picrolonic và benzopyren).

Lưu ý: Tất cả những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để tiến hành điều trị nếu nhận thấy sức khỏe không bình thường.

Nguồn: TS. Nguyễn Đức Quang – benhhoc.edu.vn