Theo Y học cổ truyền, Củ riềng được gọi là cao lương khương chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%). Cao lương khương vị cay, tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực.
- Bạch Đậu Khấu – Vị Thuốc Quý Quanh Ta
- Y Học Cổ Truyền – Chữa Ung Nhọt Bằng Tầm Xuân
- Cây Ngũ Sắc – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền
Những bài thuốc Y học cổ truyền từ củ riềng
Cao lương khương được dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém… Ngày dùng 3-6g.
Y học cổ truyền hướng dẫn bài thuốc dân gian lấy Cao lương khương làm chủ.
Trị tâm thống do vị hàn:
Biểu hiện: Bụng đau do lạnh, chân tay lạnh, nôn ra nước miếng trong, không muốn ăn uống. Dùng bài: Cao lương khương thang: cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng: ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.
Trị chứng can khí uất trệ, sườn bụng đau: Dùng bài Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau. Các vị tán thành bột mịn trộn với nước cơm, nước gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 – 6g/2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.
Trị thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Dùng bài Thư thụ cản hoàn: lương khương sao cháy 12g, hoàng bá sao cháy 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Các vị tán bột làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.
Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: cao lương khương sống giã nát 6g, đại táo 3 trái. Sắc uống nguội.
Kiêng kỵ: Người bị nôn mửa do vị hỏa và tiêu chảy do trường vị có nhiệt không nên dùng.