Cùng tìm hiểu tình trạng viêm bờ mí mắt là gì ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm bờ mi mắt không những có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của đôi mắt mà còn ảnh hưởng khuôn mặt, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thị lực.

Cùng tìm hiểu tình trạng viêm bờ mí mắt là gì ?
Cùng tìm hiểu tình trạng viêm bờ mí mắt là gì ?

Viêm bờ mi mắt là gì?

Viêm bờ mí mắt là một dạng bệnh lý thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến thị lực và gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị cũng rất dai dẳng do xác định nguyên nhân thường khó có thể chính xác hoàn toàn hay là do nhiều nguyên nhân cùng gây nên. Có 3 kiểu viêm bờ mi mắt sau:

  • Viêm bờ mi mắt do tụ cầu

Đây là một loại viêm bờ mi mắt thường gặp nhất, nhiễm Staphylococcus aureus ở mi mắt gây ra viêm mi, kết mạc, giác mạc. Gặp ở nữ giới khoảng 80% và những người trẻ. Bệnh nhân sẽ thấy cảm giác nóng, ngứa và rát da, đặc biệt là vào buổi sáng, hai mi mắt bị dính vào nhau.

  • Viêm ở phần trước mi

Viêm bờ mi ở vùng góc mắt (angular blepharitis) có đặc điểm đỏ, nứt nẻ, ướt và đóng vảy ở góc ngoài, góc trong hoặc là cả hai góc mắt (toét mắt) thường kèm theo viêm kết mạc nhú gai, đôi khi cũng có thể tiết tố nhày mủ và tiết tố dính và có loét, xuất huyết bờ mi.

  • Viêm mãn tính điển hình

Có các vảy cứng, giòn ở gốc lông mi, bằng mắt thường đôi khi chỉ có thể nhìn thấy những vảy trắng. Khám bờ mi bằng sinh hiển vi sẽ thấy vảy cứng bao quanh mỗi lông mi.

Khi viêm bờ mi mắt cần kiêng ăn những gì ?

Theo các Chuyên gia sức khỏe tại Truong Cao dang Duoc Sai Gon, để nhanh chóng lành bệnh và hồi phục sức khỏe, trong thời gian đầu bị viêm bờ mi mắt, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm như sau:

– Không ăn các thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thủ lợn, thịt chó…

– Kiêng ăn các gia vị cay nóng như tỏi, hành, ớt, hẹ, gừng tươi, kinh giới,… sẽ gây ra cảm giác rát nóng rát khiến cho tình trạng trở nên nặng hơn.

– Hạn chế ăn những món ăn thủy hải sản như tôm, cá, cua, mực…vì chúng sẽ khiến tình trạng của viêm kết mạc nặng hơn và thời gian bị mắc bệnh càng kéo dài.

– Không sử dụng các loại nước uống có ga, các chất có tính kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…sẽ khiến cho mắt bị sưng, ngứa và đỏ hơn.

Ngoài việc kiêng cữ trên thì người mắc bệnh viêm bờ mi mắt cần tích cực bổ sung nhiều vitamin A, C, B12, rau bina, cam, cà rốt, cam,…sẽ giúp tăng sức đề kháng và giúp mắt nhanh khỏe.

Nhà trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2019
Nhà trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2019

Cách chữa viêm mí mắt hiệu quả nhanh nhất

Để điều trị viêm bờ mi mắt an toàn, hiệu quả và nhanh chóng bạn cần phải chú ý sử dụng đúng các phương pháp sau:

  • Làm sạch bờ mi

Dùng tăm bông hoặc gạc thấm các dung dịch muối sinh lý rồi chà sạch bờ mi và rửa lại với nước sạch. Thực hiện điều này 1- 2 lần/ngày.

  • Đắp gạc nóng lên mắt

Lấy miếng gạc sạch nhúng vào nước nóng, đắp vào mắt cho đến khi nhắm mắt ít nhất 1 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Khi gạc nguội thì nên nhúng nóng lại, khi đắp gạc nóng như vậy bạn sẽ làm tróc các gàu vảy và cặn bã bám quanh lông mi, giúp làm loãng các tiết chất có dầu ở tuyến nhờn, vì vậy tránh được viêm tuyến sinh lẹo hay chắp ở mắt.

  • Massage cho mi mắt

Massage cho mi mắt cũng có thể được thực hiện ngay sau khi đắp miếng gạc ấm khoảng 10 phút. Massage sẽ giúp đào thải dịch nhờn tiết từ các tuyến Meibomian ra ngoài. Đối với mi mắt trên, nên massage từ 5-10 lần theo hướng từ chân mày dọc xuống mi mắt. Còn với mi mắt dưới, nên massage từ 5-10 lần theo hướng ngược lại, tức là dọc từ bọng mắt lên mi mắt. Cần phải lưu ý không nên massage quá nhẹ, mà hãy massage một cách thoải mái nhất. Đặc biệt không nên làm quá mạnh tay do có thể gây tổn thương tới mắt.

  • Giữ vệ sinh tốt

Giữ vệ sinh mắt thật tốt tránh gây nên viêm bờ mi do viêm bờ mi mắt có thể là một căn bệnh kinh niên nên cần phải giữ vệ sinh mắt cho tốt để tránh trường hợp bệnh tái phát. Bên cạnh đó, cũng phải giữ lông mi cho sạch, cũng như tóc và lông mày bằng việc rửa với xà bông gội chống khuẩn để tránh bị viêm bờ mi mắt. Ngoài ra, bạn nên kiêng khói bụi, không nên dụi mắt, hạn chế đi ra ngoài hay đeo kính khi ra ngoài và sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.

Nguồn: Bệnh Học