Những thông tin cần biết về bệnh đau mắt hột

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau mắt hột là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến phủ kết mạc của mắt, giác mạc và mí mắt, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh nguy hiểm

Đau mắt hột được xác định là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Trên thế giới hàng năm có khoảng 80 triệu người trên thế giới mắc bệnh đau mắt hột. Phần lớn trong số này là trẻ em.

Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh nguy hiểm

Đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, chúng ảnh hưởng đến mắt, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt.

Bệnh đau mắt hột là viêm giác kết mạc do nhiễm trùng mắt gây ra với Chlamydia trachomatis. Bệnh có xu hướng phát triển nặng hơn ở trẻ em so với người lớn. Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và mủ chảy ra từ mắt. Nhiễm trùng lặp lại dẫn đến các đợt viêm mạn tính tái phát có thể để lại sẹo kết mà sụn mi trên. Sẹo làm bóp méo mí mắt trên và có thể khiến lông mi trở ngược vào trong và làm trầy xước giác mạc. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm kết mạc do chlamydia do lây truyền các chủng C trachomatis (kiểu huyết thanh D đến K) qua đường tình dục gây ra là nhiễm trùng riêng biệt, tự khỏi.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau mắt hột

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột, theo đó nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột như:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột

  • Điều kiện sống thấp: Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển
  • Điều kiện sống đông đúc: Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn
  • Tuổi tác: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Khi bạn thấy hiện tượng tấy đỏ và chảy nước mắt, long mi quặp, cộm mắt. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa. Theo đó, các giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

  • Viêm – nang: Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.
  • Viêm – cường độ cao: Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.
  • Sẹo mí mắt: Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.
  • Lông mi mọc ngược: Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
  • Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.

Cần có ý thức để phòng tránh lây nhiễm bệnh đau mắt hột

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Bệnh đau mắt hột là căn bệnh thường gặp trong thời tiết giao mùa, chúng có khả năng tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của cộng đồng ai cũng cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp, không dùng phương pháp day kẹp hột, cải thiện vệ sinh môi trường, Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân và quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín để thăm khám và điều trị.

Nguồn: benhhoc.edu.vn