Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nếu bạn hay tỉnh giấc về đêm với cảm giác khó thở, kích thích, lo lắng, thở gấp, ban ngày mệt mỏi, uể oải thì có thể bạn đã mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh thường gặp ở người trưởng thành nhưng lại không được nhận biết rõ rệt. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 26% dân số người đang có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.  Hội chứng này được hình thành do thói quen sinh hoạt không điều độ, gây ra những biểu hiện tiềm ẩn ảnh hưởng đến não bộ.

Định nghĩa Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại ngưng thở khi ngủ thường gặp nhất và thường do đường hô hấp trên tắc nghẽn.

Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

– Ngáy và ngủ ngày nhiều.

  • Ngủ ngáy kèm theo ngưng thở hoặc tiếng thở gấp,tiếng khịt mũi,thở gấp,nghẹt thở
  • Ngày buồn ngủ,ngủ gật khi xem tivi,sách báo.

– Thức giấc nhiều về đêm.

– Ngừng thở, ngạt thở về đêm.

– Thức dậy nhưng không cảm thấy khỏe.

– Giảm trí nhớ và giảm sự tập trung.

– Thể trạng béo phì với chỉ số BMI > 27.

– Khám tai mũi họng có thể thấy bất thường về lỗ mũi,vách ngăn,xoăn mũi,phì đại amidan,lưỡi ,lưỡi gà,…

Ngáy và ngủ ngày nhiều là một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy và ngủ ngày nhiều là một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Ai có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh hô hấp trả lời trên Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những trường hợp dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Người mắc bệnh béo phì: béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là tỉ lệ người có BMI> 28.
  • Nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần nữ giới.
  • Cổ to: nam giới có chu vi cổ > 43 cm,nữ trên 38 cm
  • Những trường hợp gặp bất thường đường hô hấp trên: lệch vách ngăn,quá phát amidan,lưỡi lớn,lưỡi gà lớn,hạ họng hẹp,khối u,sau phẫu thuật xạ trị vùng họng.
  • Phẫu thuật tuyến giáp tổn thương hệ cơ hô hấp.
  • Người thường xuyên uống rượu,hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
  • Người mắc một số bệnh dị ứng và bệnh gây nghẹt mũi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngày nay để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc B, cộng với tiêu chuẩn C. Trong đó:

  • Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải thích được.
  • Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu tố khác gây nên: Choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày, giảm độ tập trung.
  • Đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở/ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ. Các lần này có thể giảm thở hoặc ngừng thở hoặc thức dậy do tăng cường độ hô hấp.

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chứng minh hội chứng này làm gia tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch, có thể gây ra đột tử về đêm, đa số gặp các bệnh như:

  • Tăng huyết áp;
  • Xơ vữa mạch cảnh;
  • Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ,nhịp nhanh,..
  • Tai biến mạch máu não.

Sử dụng thiết bị miệng để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Sử dụng thiết bị miệng để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh học cho biết, các khắc phục đơn giản chứng ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như:

– Phương pháp thở áp lực dương liên tục: duy trì một áp lực dương trong đường thở tránh tình trạng xẹp đường hô hấp trong khi ngủ.

– Phương pháp phẫu thuật: nhằm mở rộng các chỗ hẹp, tạo hình phần bất thường, thu nhỏ kích thước các cơ quan quá phát kích thước.

– Phương pháp khác với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ:

  • Thay đổi tư thế ngủ
  • Giảm cân
  • Liệu pháp oxy
  • Liệu pháp hành vi

-Thiết bị miệng: thiết bị giúp đưa hàm ra phía trước và mở rộng đường thở.

Việc ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, dẫn đến những nguy cơ đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, giảm trí nhớ… Ngưng thở khi ngủ còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Để phòng tránh hội chứng này, cần phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Tập luyện thể thao cũng là một trong những biện pháp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.

Nguồn: benhhoc.edu.vn