Đau bao tử sau mắc Covid có nguy hiểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Đau bao tử sau khi mắc COVID là tình trạng gặp ở khá nhiều người. Vậy đau bao tử dai dẳng, tái phát sau khi nhiễm virus Covid 19 có nguy hiểm không?

Đau bao tử là gì?

Đau bao tử sau khi mắc COVID là gì?

Có nhiều người bị đau bụng sau khi mắc bệnh truyền nhiễm từ virus COVID với nguyên nhân từ dạ dày. Một số nguyên nhân gây tái phát cơn đau bao tử thường là: Chế độ ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, ngủ không đủ giấc, căng thẳng tâm lý,…

Giảng viên lớp văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ở người mắc COVID, do trong thời gian nhiễm bệnh, người bệnh thường có chế độ ăn uống không phù hợp, dùng thuốc nhiều, kết hợp với tình trạng lo lắng, mất ngủ, căng thẳng kéo dài,… Đây là một số nguyên nhân gây tái phát cơn đau bao tử ở một số người có tiền sử viêm loét bao tử.

Hướng dẫn cách làm chủ cơn đau bao tử sau khi mắc COVID

Để kiểm soát tình trạng ăn vào bị đau bao tử sau khi mắc COVID, người bệnh nên:

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Để có sức khỏe tốt, người có bệnh lý ở bao tử cần đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ một số nhóm chất: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

  • Tinh bột: Ngũ cốc;
  • Thịt, trứng, sữa, cá, đậu, đỗ,…;
  • Chất béo: Mỡ động vật và dầu thực vật;
  • Vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả tươi.

Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm tốt cho bao tử

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Người bị đau bao tử sau khi mắc COVID nên ưu tiên một số thực phẩm sau:

  • Người bị viêm loét bao tử nên ăn thực phẩm có tính bao phủ niêm mạc bao tử như: Ngũ cốc, bánh mì, bánh quy, gạo nếp, khoai củ, mật ong,…;
  • Nên ăn thực phẩm nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc ruột như sữa, cháo, súp, một số món ninh nhừ, hầm mềm;
  • Nên ăn thịt nạc: Thịt lợn nạc, thịt bò nạc, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da;
  • Lựa chọn chất béo lành mạnh: Dầu oliu, bơ, một số loại hạt,…;
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa và hấp thu kém ở người mắc bệnh bao tử. Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn nhiều trái cây có tính axit (trái cây họ cam quýt).

Người bệnh đau bao tử nên thận trọng với một số loại thực phẩm

Tránh xa các loại thực phẩm gây đau bao tử

Người bị đau bao tử sau khi mắc COVID cũng nên tránh một số thực phẩm có thể khiến bệnh tình trở nặng như:

  • Tránh thực phẩm làm thay đổi môi trường pH của bao tử: Thức ăn vị cay, chua, tiêu, ớt, giấm, tỏi,…;
  • Tránh thức ăn nhiều chất béo, trà đặc, cà phê, nước uống có ga, thức ăn muối chua, nhiều muối,… vì dễ gây tăng tiết dịch vị, sinh hơi, làm tái phát cơn đau bao tử;
  • Tránh thực phẩm chiên, rán, xào;
  • Tránh thực phẩm thô cứng, nhiều gân, xơ,…;
  • Tránh uống rượu bia, tốt nhất là không nên uống vì rượu bia gây kích thích bao tử, làm chậm quá trình chữa lành bệnh;
  • Không ăn thức ăn lạnh, đồ ăn để lâu, món tái sống (nem chua, gỏi cá, tiết canh,…). Đây là một số loại thức ăn không tốt cho bao tử, dễ gây tiêu chảy, ngộ độc làm suy yếu chức năng bao tử.

Khi bị đau bao tử sau khi mắc COVID, người bệnh nên cố gắng ăn uống đầy đủ, tăng cường thực phẩm giàu calo, protein và rau quả tươi để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. Đồng thời, giữ một tâm lý thoải mái, vận động thường xuyên, đi khám sức khỏe trường hợp cần,… sẽ giúp mỗi người khỏe mạnh hơn.

Thông tin được benhhoc.edu.vn tổng hợp từ https://covid19.gov.vn và https://www.vinmec.com