Tuy rằng bệnh trĩ không gây ra tử vong nhưng chúng lại có thể để lại biến chứng gây khó chịu cho chị em phụ nữ đang mang bầu. Vậy làm cách nào để nhận biết và phòng ngừa được căn bệnh này?
- Cách xử lý tình trạng cảm lạnh ở phụ nữ mang thai
- Những điều cần biết để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
- Hỏi đáp Y Dược về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ
Theo các bác sĩ tư vấn sinh sản tình dục cho biết, khi tuổi thai càng cao thì chị em phụ nữ càng dễ mắc bệnh trĩ, vì lúc thai phát triển to đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu, làm hệ mạch ở đây khó lưu thông dẫn đến các tĩnh mạch cương lên, dễ gây bệnh trĩ. Mặt khác để cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, lượng máu người mẹ cần cung cấp tăng lên gấp 1,5 lần so với bình thường. Chính sự gia tăng lưu lượng máu như vậy, trong khi hệ thống động mạch và tĩnh mạch không thay đổi cà về số lượng lẫn kích thước, khiến cho các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình lên và căng lên hết cỡ, lâu dần trở nên yếu dần đi.
Ngoài ra, hormone progesterone tiết ra trong quá trình mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo ở thành tĩnh mạch, nghĩa là các thành tĩnh mạch đã có xu hướng căng phồng lên trong quá trình mang thai. Vấn đề táo bón cũng là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh trĩ, trong khi phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón. Do đó có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Thực tế, dấu hiệu trĩ nội khó phát hiện hơn trĩ ngoại, triệu chứng người bệnh dễ phát hiện nhất là khi đi ngoài có máu theo phân hoặc máu dính vào giấy vệ sinh ra từ hậu môn. Trong bệnh trĩ nội không bị ảnh hưởng bởi thần kinh cảm giác nên người bệnh không cảm thấy đau, bệnh có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Người mắc bệnh trĩ nội có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện là rõ nhất, xuất hiện búi trĩ khi cố rặn, búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Là một căn bệnh thường gặp nên bệnh trĩ ngoại ở phụ nữ mang thai sẽ dễ dàng phát hiện hơn, khi đó bệnh nhân sẽ thấy búi trĩ phình to lồi ra ngoài ống hậu môn với hình dạng như một quả nho, hiện tượng chảy máu xuất hiện khi búi trĩ lớn và căng, lúc này bạn mới cảm thấy khó chịu và đau phía trong, đau xung quanh hậu môn, cảm thấy ngứa và áp lực trong cơ thể.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Để tránh các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai thì chị em phụ nữ cần tránh tình trạng táo bón, phân cứng và rặn trong thời gian lâu. Đồng thời cần tuân thủ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sau đây:
- Đảm bảo cung cấp đủ nước 2 lít/ ngày. Nước sẽ giúp làm mềm phân và dễ đào thải ra ngoài
- Ăn nhiều rau quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể
- Tránh ăn nhiều các loại thịt đỏ, bánh mì trắng và các loại thực phẩm chế biến sẵn
- Tránh việc ngồi xổm khi đi vệ sinh trong lúc đang có thai, và không nên áp lực khi đi vệ sinh mà thay vào đó hãy thoải mái.
- Tập thể dục thường xuyên, đơn giản nhất là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.
- Tránh tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai, việc tăng cân phù hợp nhất là khoảng 10-12 kg trong cả thai kỳ
- Tránh nâng vật nặng, điều này sẽ tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
Chị em phụ nữ trong thời gian mang thai cũng nên đi thăm khám thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: benhhoc.edu.vn