Chứng bệnh chóng mặt thường xảy đến bất chợt trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng do vậy cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thì việc điều trị mới hiệu quả.
- Nguyên nhân bệnh đau mỏi gối và cách phòng tránh
- Bệnh thiếu máu cơ tim và một số phương pháp điều trị
- Lượng hồng cầu trong máu tăng nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh chóng mặt
8 nguyên nhân gây bệnh chóng mặt phổ biến
Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chung quy lại chỉ có 8 nguyên nhân gây bệnh chủ yếu thường hay thấy cụ thể như sau:
Thời tiết quá nóng hoặc cơ thể mất nước
Nếu trời oi bức, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng là nguyên nhân gây bệnh chóng mặt.
Mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ thụt giảm, do đó nhóm nước trái cây được xem là có lợi thế hơn cả. Trường hợp mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh BPPV
BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo), là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, do ứ đọng các mảng tiểu cầu bên tai trong. Các mảnh vụn này được gọi là đá tai (ear rock). Đó là các tinh thể nhỏ dạng calcium carbonate có thể gây nhiễm trùng.
BPPV có triệu chứng chóng mặt, chiếm khoảng 20%. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, nhất là nhóm người trạm tuổi 50. Các triệu chứng thường thấy như hoa mắt, chóng mặt, lâng lâng trong đầu, mất thăng bằng và buồn nôn nhất là khi đứng dậy ra khỏi giường.
Đột qụy mức độ nhẹ
Hoa mắt, chóng mặt có thể không phải là triệu chứng mới đầu của một cơn đột quỵ, nhưng đi kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì không thể xem thường, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu ngay.
Do thuốc chữa bệnh
Theo giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược nếu đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì đựng thuốc, thì thuốc trị chứng hoa mắt, chóng mặt là nhóm có nhiều phản ứng phụ.
Dùng thuốc quá liều lượng có thể gây bệnh chóng mặt
Vì vậy, nếu dùng thuốc theo toa hoặc không kê đơn (OTC) cũng có thể gây chóng mặt. Do đó khi xuất hiện phản ứng phụ này nên tư vấn bác sĩ chuyển sang dùng thuốc khác.
Thiếu máu
Nếu hàm lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu, ngoài có triệu chứng chóng mặt còn xuất hiện các chứng bệnh liên quan tới thiếu máu, gây suy giảm năng lượng, gây trạng thái mệt mỏi miên man.
Giải pháp: Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để biết mức số lượng, chất lượng hồng cầu, biết được mức độ thiếu máu…
Mắc bệnh Meniere
Nhóm người độ tuổi 40-50 là những người có nhiều khả năng dễ phát triển bệnh rối loạn tai trong. Người bị hoa mắt chóng mặt còn xuất hiện cả tình trạng ù tai, thính lực giảm, hoặc một cảm giác áp lực đau trong tai, có cảm giác buồn nôn.
Theo Viện Tai mũi họng Mỹ, đây là căn bệnh có tên Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn), đặc thù là chóng mặt kéo dài từ 20 phút đến 4 giờ. Trước khi chóng mặt, người bệnh có cảm giác giảm thính lực và ù tai, buồn nôn. Bệnh hay gặp ở người căng thẳng tâm lý và lo lắng gây mất thăng bằng áp lực dịch chứa trong tai.
Hạ đường huyết
Khi đường huyết trong cơ thể bị hạ có thể gây hoa mắt chóng mặt. Ngoài gây chóng mặt, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin.
Ở nhóm không mắc bệnh tiểu đường, nếu làm việc quá mức hoặc luyện tập quá nhiều, không ăn uống phù hợp cũng gây hạ đường huyết và chóng mặt.
Huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp được xem là một trong những thủ phạm nặng ký gây bệnh hoa mắt, chóng mặt. Theo sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội mức huyết áp dưới 100/60 được xem là thấp…
Giải pháp: Còn phải xem nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh cần phải ăn muối nhiều hơn hoặc uống nhiều nước hoặc cũng có thể được khuyến cáo dùng tất ngăn chặn máu dồn xuống chân và dùng thuốc trị huyết áp thấp….
Nguồn: benhhoc.edu.vn