Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cây gối hạc theo phương pháp Đông y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây gối hạc còn có tên là bí đại, kim lê,… Tên khoa học của cây là Leea rubraBlume. Là cây thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh.

Cây gối hạc còn có tên là bí đại, kim lê

Cây gối hạc còn có tên là bí đại, kim lê

Đặc điểm của cây thuốc gối hạc

Gối hạc là loại cây thuộc dạng dây leo, cây mọc thành bụi, lá có răng cưa, hoa màu đỏ, quả chín có màu đỏ đen.

Gối hạc mọc hầu hết ở các tỉnh miền núi nước ta. Vào những tháng mùa đông hàng năm, người dân thường đào rễ cây mang về rửa sạch, phơi khô làm thuốc. Đây cũng là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng trong điều trị các bệnh như:

  • Điều trị phong tê thấp.
  • Điều trị đau nhức xương khớp.
  • Điều trị rong kinh.

Gối hạc là cây thuốc nam có nhiều công dụng rất quý, một trong những tác dụng quý nhất của cây là điều trị bệnh phong tê thấp và bệnh rong kinh.

Đối tượng sử dụng và cách dùng của vị thuốc gối hạc

Vị thuốc gối hạc thường được sử dụng cho các đối tượng như:

  • Người già bị đau nhức xương khớp, người bị phong tê thấp.
  • Phụ nữ bị chứng rong kinh kéo dài (Theo dân gian thì đây là phương thuốc được đánh giá rất hiệu quả).

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cây gối hạc theo phương pháp Đông y

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cây gối hạc theo phương pháp Đông y

Tư vấn cách dùng và liều dùng:

Cách sắc uống: ngày dùng 15 – 20g (củ hoặc thân cành khô) sắc với 1,2 lít nước uống trong ngày.

Cách ngâm rượu gối hạc: 1kg củ khô, cây khô ngâm với 3 – 4 lít rượu, ngâm 1 tháng là dùng được. Ngày uống 2 – 3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn (rượu gối hạc thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp và phong tê thấp).

Hướng dẫn bài thuốc điều trị thấp khớp

Trong điều trị thấp khớp, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý các bài thuốc sau:

Chữa sưng tấy, phong thấp sưng đầu gối hay đau bắp chuối: lấy rễ gối hạc 40 – 50g sắc uống mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể phối hợp với các vị thuốc khác như: rễ gối hạc 30g, rễ gấc, cỏ xước hay ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.

Thấp khớp tính: ké đầu ngựa, rễ gối hạc, mỗi loại 16g; lá cây đơn đỏ (đơn mặt trời), lá bạc thau (sao vàng), lá cây đơn tướng quân mỗi loại 12g, lá thông (8g) và dây kim ngân (10g). Nếu tính phong nhiều thì thêm kinh giới (12g), vòi voi (16g). Nếu hàn nhiều thêm thổ phục linh(16g), tỳ giải (16g). Sử dụng 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Uống trước bữa ăn.

Thấp khớp mạn tính: rễ gối hạc, tầm gửi cây ruối, rễ bươm bướm, nam đằng (sao vàng), găng bầu, mỗi loại 12g; tơ mành, rễ rung rúc, mỗi loại 8g; củ thiên tuế 16g. Nếu huyết kém thêm vương tôn (rễ gấm) 16g. Nếu kém ăn thì thêm ý dĩ 20g. Sắc thuốc với 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Uống trước bữa ăn.

Tuy nhiên, cây gối hạc không được sử dụng cho người cao tuổi có thận yếu, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, do việc dùng thuốc ở những đối tượng này có khả năng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những rủi ro, tác dụng không mong muốn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn