Lu lu là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với mục đích điều trị các bệnh như ung thũng, viêm khí quản mạn tính, viêm thận cấp tính,… Việc sử dụng lu lu đúng cách, đúng bệnh sẽ giúp vị thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
- Mách bạn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
- Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Yếu Sinh Lý
Cây thuốc lu lu
Trong các sách dược thảo của Trung Hoa, lu lu còn được gọi với cái tên như long quỳ, khổ quỳ, khổ thái, lão nha toan tương thảo, thiên già tử, gia cầu, thiên già miêu nhi… Tên khoa học Solanum nigrum L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Một số nước châu Á, châu Âu dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, tuy nhiên đôi khi phải đổ bỏ 2 – 3 nước đầu đi. Riêng quả có độc không dùng. Bộ phận dùng làm thuốc thu hái toàn cây phơi hay sấy khô.
Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện tác dụng tăng cường miễn dịch, chống nọc rắn độc và chống ung thư. Liều dùng từ 15 – 30g sắc lấy nước uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa vết thương.
Đặc biệt lưu ý: Những tác dụng phụ như nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, rối loạn tâm thần, hôn mê, đau đầu, giãn đồng tử, tim đập nhanh sau chậm lại,… thường xuất hiện khi dùng quá 150g trong ngày (Theo sách Thảo mộc liệu pháp).
Điều trị bệnh từ cây thuốc lu lu
Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: dùng cả cây lu lu khô 15g, rau mùi 20g, mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa cảm sốt, sưng họng, ho nhiều đờm: 20 – 30g cây lu lu tươi, giã nát, chế nước đã đun sôi vào, vắt lấy nước cốt chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày 1 liệu trình.
Ngoài ra có thể dùng rễ nụ áo 100g, hạt tiêu đen 2,5g, rễ ké hoa vàng 100g, mỗi lần uống 3 – 5g.
Chữa các loại nhọt độc sưng đau, hậu bối: dùng lá lu lu và 1 con nhái, cùng giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh.
Điều trị ngã trên cao xuống, bị thương ứ máu: dùng cả cây lu lu tươi 80g, giã nhỏ, chế thêm dấm, vắt lấy nước cốt uống, bã lu lu dùng đắp lên chỗ đau.
Điều trị tràng nhạc: dùng cành lá lu lu, vỏ cây đào, lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bệnh.
Chữa kiết lỵ: 25 – 30g lá lu lu khô (lá tươi tăng gấp 2 liều lượng), đường trắng 25g, sắc nước uống.
Điều trị thổ huyết không ngừng: cành lá lu lu phơi hoặc sấy khô nghiền thành bột mịn, nhân sâm tán thành bột mịn. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 4g bột lu lu trộn với 2g bột nhân sâm, chiêu với nước đun sôi để nguội.
Trị bong gân sưng đau: dùng lá lu lu tươi một nắm, hành trắng để cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 – 2 lần.
Vị thuốc lu lu trị các bệnh như ung thũng, viêm khí quản mạn tính, viêm thận cấp tính,…
Trị viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi: dùng toàn cây lu lu tươi 30g, cam thảo 3g, cát cánh 9g. Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày (uống liên tục trong 10 ngày). Một liệu trình là 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ dùng thuốc 5 – 7 ngày.
“Thử nghiệm này đã được tiến hành tại một bệnh viện ở Trung Quốc với 324 ca. Kết quả sau 3 liệu trình: có chuyển biến 21 ca, có tác dụng rõ ràng 43 ca, khỏi bệnh 228 ca, tổng hiệu suất đạt 93,5%”, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
Trị cao huyết áp: dùng cả cây lu lu, sắc lấy nước cốt, cô đặc, chế thành viên 0,2g; ngày uống 2 lần, mỗi lần 10- 20 viên; một liệu trình là 10 ngày. 58 ca điều trị thử nghiệm tại một bệnh viện ở Trung Quốc đạt kết quả tốt.
Trị viêm bàng quang: dùng rễ cây lu lu tươi và xương đầu lợn, mỗi thứ 60g, sắc với 1.000ml nước, lửa đun nhỏ riu riu cho cạn còn 500ml, chia thành 2 phần uống trong ngày.
Bài thuốc trên được thử nghiệm điều trị cho 18 ca viêm bàng quang trong đó 12 ca cấp tính và 6 ca mạn tính tại một bệnh viện ở Trung Quốc. Kết quả, 5/6 trường hợp mạn tính đã khỏi bệnh sau 15 – 17 ngày dùng thuốc (1 người bỏ dở giữa chừng), các trường hợp cấp tính đều khỏi bệnh sau 5 – 7 ngày dùng thuốc.
Điều trị nữ bị khí hư bạch đới: dùng cây lu lu, quán chúng, hoa mào gà trắng, mỗi thứ đều 30g, sắc với nước 3 lần, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày.
Những thông tin về cây lu lu trên mang tính chất tham khảo và bạn không nên tự ý sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y uy tín để có được bài thuốc, cách dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Nguồn: benhhoc.edu.vn