Dược sĩ tư vấn cách phòng bệnh khi thời tiết mưa nắng thất thường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thời tiết mưa nắng thất thường khiến sức khỏe cơ thể bị giảm sút. Hãy ghi sổ ngay những bệnh thường gặp và cách điều trị đơn giản tại nhà để đảm bảo sức khỏe bản thân nhé!

Thời tiết mưa nắng thất thường khiến cơ thể dễ mắc bệnh 

Viêm mũi, viêm họng

Khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho… cần nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, uống thuốc long đờm (nếu ho có đờm dính), vệ sinh mũi, họng.

Ngoài ra, ho khan, ho có đờm cũng là những triệu chứng thường gặp khi thời tiết mưa nắng thất thường. Những bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, làm giảm chất lượng sống, giảm chất lượng công việc và gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Cách chữa trị: Bạn có thể dùng vài giọt nước chanh pha với 30ml nước ấm uống sau khi ngủ dậy mỗi ngày giúp làm sạch họng.. Ngoài ra có thể xúc miệng bằng nước muối ấm pha loãng thường xuyên. Cách làm này giúp nhanh chóng giảm triệu chứng đau rát họng do ho nhiều. Cũng có thể dùng liệu pháp massage ở vùng ngực và cổ, giúp đờm được tống đẩy ra ngoài. Bạn cùng cần lưu ý nếu người đang mệt mỏi thì không nên tắm khi đang ra mồ hôi hoặc khi mới vận động nặng.

Dị ứng với thời tiết

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường cao đẳng Y Dược Pasteur để tránh bị dị ứng thời tiết bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, vải nhẹ mát, thấm hút mồ hôi, tránh dùng quần áo quá dày, có chất nylon… Nên đi khám để tìm ra nguyên nhân dị ứng và được sử dụng thuốc đúng.

Với những người dễ bị dị ứng nên bôi kem dưỡng da để giữ độ ẩm. Bổ sung các loại vitamin (có trong rau xanh để tăng cường chất xơ, hoa quả giàu vitamin C, các loại đậu, đỗ giàu dinh dưỡng), B9 để tăng cường sức để kháng và thể chất, giúp cơ thể thích ứng với thời tiết mưa nắng thất thường.

Cảm lạnh, cảm cúm

Bệnh cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết mưa nắng thất thường. Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể mắc bệnh cảm cúm là do nhiệt độ lên xuống thất thường, khiến cơ thể không thích ứng kịp thời là cơ hội thuận lợi để virut cúm xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Khi mắc bệnh này, triệu chứng đầu tiên bạn có thể gặp phải là sốt, ngứa – đau rát họng, hắt hơi chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, đau người đau đầu nhẹ, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C. Triệu chứng ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi.

Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong 1 tuần. Tuy nhiên do có nhiều triệu chứng giống với viêm mũi họng thông thường nên nhiều người chủ quan và không điều trị đúng cách khiến bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp.

Để phòng bệnh, cần chú ý ăn uống đủ chất, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả. Uống nhiều nước ấm, rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau sau khi đi vệ sinh…Những người có sức đề kháng kém nên nên hạn chế các hoạt động ngoài trời khi thời tiết thay đổi.

Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp khi thời tiết mưa nắng thất thường

Cách phòng bệnh khi thời tiết mưa nắng thất thường

  • Để chủ động giữ gìn sức khỏe khi mưa nắng thất thường, hằng ngày bạn cần theo dõi thông tin thời tiết để ứng phó với mưa nắng. Nếu đi du lịch, cần xem thời tiết trong quãng thời gian mình lưu lại đó để chuẩn bị đồ dùng, quần áo phù hợp. Khi gặp trời mưa về cần tắm gội nhanh bằng nước ấm giúp cơ thể ấm lại và mạch máu lưu thông. Uống trà nóng cũng giúp giữ ấm cho cơ thể.
  • Khi từ phòng điều hòa đi ra (hoặc từ ngoài nóng bước vào) thì nên đứng giữa cửa một lát để cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh bị nóng lạnh đột ngột gây bất lợi cho sức k.
  • Phòng ở cần thoáng gió, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nhưng không nên quá chênh lệch.
  • Ngủ đủ giấc, không nên lao động quá mức khiến cơ thể mệt mỏi suy giảm thể lực và dễ mắc bệnh.
  • Khi mắc bệnh dễ lây, nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nghỉ học/làm từ 7-10 ngày để điều trị dứt điểm, tránh lây lan.

Nguồn: Bệnh học