Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của nạn nhân. Bởi vậy người bệnh và người thân cần phải có phương pháp nhận biết phòng tránh trước khi quá muộn.
- Nguyên nhân và cách xử trí khi bị tim đột ngột ngừng đập
- Bệnh thiếu máu cơ tim và một số phương pháp điều trị
- Lượng hồng cầu trong máu tăng nguyên nhân do đâu?
Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim ?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của sự hoại tử một vùng cơ tim, hệ quả của việc thiếu máu cục bộ cơ tim.
Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim ?
Theo Bác sĩ đa khoa Chu Hoài Sơn nguyên giảng viên Cao đẳng Dược Trường cao đẳng Y Dược Pasteur nguyên nhân chủ yếu đến từ nhồi máu cơ tim là do vữa xơ động mạch vành. Những mảng xơ vữa sẽ làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần sẽ gây ra tắc mạch, làm cho máu không thể đến để nuôi cơ tim được, dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời. Tuy vậy, mảng xơ vữa thường không phát triển từ từ mà nó có thể bị nứt, vỡ ra đột ngột. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, quá trình hình thành cục huyết khối. Quá trình này được bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và sẽ gây tắc đột ngột động mạch vành.
Biểu hiện của cơn đau thắt ngực điển hình
Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp sẽ là cơn đau thắt ngực điển hình: đau có cảm giác như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, dần dần lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin).
Đau có thể lan dần lên cổ, cằm, thượng vị.
Biểu hiện của cơn đau thắt ngực điển hình
Những phương pháp để phát hiện bệnh
Điện tim đồ: Biện pháp này sẽ rất có giá trị để chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán định khu nhồi máu cơ tim cấp. Cần nên tiến hành ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo ngay cho tất cả các bệnh nhân đau ngực hay có các triệu chứng. Xét nghiệm men và dấu ấn sinh học của tim, siêu âm tim.
Có 3 biện pháp điều trị tái tưới máu:
- Điều trị tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu không có chống chỉ định, nên sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có dấu hiệu đau thắt ngực trong vòng 12 giờ kể từ lúc khởi phát.
- Can thiệp động mạch vành thì đầu cho các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên hoặc blốc nhánh trái mới trên điện tim, khi có thể tiến hành can thiệp động mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực, nếu có thể nên thực hiện nhanh chóng (trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện);
- Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành cấp cứu
Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim bằng cách thay đổi lối sống
Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, ăn thức ăn có ít cholesterol, không ăn mỡ, muối… điều trị một số bệnh nội khoa có liên quan như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Cuối cùng, tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần phải được tư vấn kỹ lưỡng để thay đổi lối sống và điều trị các yếu tố nguy cơ.
Nguồn: Bệnh học