Lưu Ý Khí Sắc Thuốc Đông Y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nếu không biết cách sắc thuốc Đông y đúng cách thì cũng không thể tận dụng được hết tác dụng của các vị thuốc được. Vậy sắc thuốc Y học cổ truyền thế nào cho đúng cách?

luu-y-khi-sac-thuoc-dong-y

Những lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sắc thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng nguyên tắc sắc thuốc Đông y trên cơ sở y học như sau:

Ấm sắc thuốc Đông y:

Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, tuyệt đối không sử dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc Y học cổ truyền có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.

cach-sac-thuoc-dong-y

Nước sắc thuốc Y học cổ truyền:

  • Tuyệt đối sử dụng nước sạch để sắc thuốc (nước mưa, nước giếng, nước máy).
  • Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.

Cách sắc thuốc Đông y đúng cách:

  • Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15 – 30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
  • Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 – 90 phút.
  • Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 – 20 phút.

Lưu ý khi sắc thuốc Đông y:

ba-bau-co-nen-uong-thuoc-bac-an-thai1

Lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

 Cần lưu ý rằng mỗi một vị thuốc Đông y lại có cách sắc khác nhau:

  • Các vị thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các vị thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong.
  • Một số vị thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc.
  • Các loại cao thuốc, agiao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.

Trên đây là những lưu ý khi sắc thuốc, tuy nhiên mỗi vị thuốc, bài thuốc Đông y lại có những cách sắc khác nhau. Do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến về cách sử dụng, cách sắc các bài thuốc của các thầy thuốc, lương y.