Do nhiều yếu tố tác động mà bệnh đau nhức xương khớp đang gây ra nhiều phiền toái đến người bệnh. Để khắc phục điều này, bạn có thể tham khảo những bài thuốc trong y học cổ truyền.
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
- Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Yếu Sinh Lý
- Cách chữa bệnh từ phương pháp Xoa bóp bấm huyệt bàn chân
Các vị trí đau nhức xương khớp
Trước sự phát triển của cuộc sống, đau nhức xương khớp không chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên mà còn ở cả người trẻ tuổi với số lượng ngày càng lớn do ngồi nhiều, ít vận động,… Các triệu chứng ban đầu bao gồm: đau ở gót chân, đau vai gáy, đau các khớp do bị thoái hóa,..
“Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để khám. Dựa trên các kết quả xét nghiệm như xét nghiệm huyết học, CRP, RF, chụp Xquang khớp và miễn dịch (Anti-CCP),… các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương thức điều trị phù hợp”, giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay.
Điều trị đau nhức xương khớp bằng bài thuốc YHCT
Bên cạnh tiếp nhận phương pháp điều trị hiện đại, y học cổ truyền cũng đang là lựa chọn của nhiều người với mong muốn điều trị hiệu quả và không gặp tác dụng phụ như mong muốn.
Hiện y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một vài bài thuốc điển hình có thể vận dụng khi cần thiết:
Bài 1: phụ tử chế 12g; bạch chỉ, tam thất, tế tân, chế xuyên ô, mỗi vị 6g; xuyên khung, mộc qua, hồng hoa, độc hoạt, cẩu tích, mỗi vị 10g; địa long 3 con, ngô công 1 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2: độc hoạt, khương hoạt, quế chi, đương quy, tần giao, dây đau xương, một dược, nhũ hương, mộc hương mỗi vị 15g; tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 3: ấu tầu (ô đầu) 5g; đại hồi, huyết giác, địa liền, hoa chổi xể, quế chi, lá thông, mán chỉ (kim sương), thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý, bài thuốc chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương và không được uống.
Đại hồi – vị thuốc điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả
Bài 4: hồng hoa 12g, xuyên khung 50g, đào nhân 20g, đương quy 50g, hạt tiêu 50g, thảo ô 20g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Lưu ý bài thuốc y học cổ truyền này chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 5: đương quy, huyết giác, tần giao, tô mộc, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; hồng hoa 8g, thiên niên kiện 10g, nhục quế 8g, mộc qua 10g, ngải cứu 6g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Bài thuốc chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 6: hồng hoa 6g, nhũ hương 6g, đào nhân 6g, đương quy 12g, sinh bán hạ 12g, sinh nam tinh 12g, sinh xuyên ô 9g, độc hoạt 9g, khương hoạt 9g, bạch giới tử 3g, tế tân 4,5g, băng phiến 3g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý bài thuốc chỉ sử dụng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không bị tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Trên đây là những bài thuốc điển hình mà bạn có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên điều này không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc, vì vậy hãy trao đổi với những người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Nguồn: benhhoc.edu.vn