Triệu chứng khi bị trật khớp vai thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng như: đau, sờ thấy hõm khớp rỗng,..Triệu chứng cận lâm sàng thì dựa trên các kết quả chụp X quang.
- Những biện pháp nào để có thể tránh khỏi loãng xương?
- Những dấu hiệu khi bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 là gì ?
- Chuyên gia cảnh báo những tình trạng thoái hóa khớp háng
Những triệu chứng của trật khớp vai qua từng quá trình như thế nào?
Những triệu chứng trật khớp vai như thế nào?
Bị đau không cử động được khớp vai
Theo trang tin tức về Bệnh cơ xương khớp được biết: Sau khi bị trật khớp vai bệnh nhân sẽ có các cơn đau dữ dội khi mà cố cử động khớp vai, những cơn đau này sẽ giảm đi khi bất động khớp. Bệnh sẽ gây khó khăn cho người bệnh khi cử động và hạn chế thực hiện các chức năng của cơ thể.
Các triệu chứng toàn thân:
– Trật khớp nhỏ: Không làm ảnh hưởng đến toàn thân của bệnh nhân.
– Trật khớp lớn (khớp háng): Có thể gây sốc dẫn đến chấn thương.
Các triệu chứng qua thăm khám:
Thăm khám theo trình tự: nhìn, sờ, đo.
– Vai bị vuông trong trật khớp vai, có dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp khuỷu.
– Dấu hiệu bị hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn đã bị trật khớp, dễ phát hiện ở các khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện được ở các khớp lờn như là khớp háng.
– Sờ thấy chỏm ở các vị trí bất thường (chỗ gồ bất thường): Sờ thấy chỏm xương cánh tay ở rãnh Delta -ngực ở trong trật khớp vai, đầu dưới của xương cánh tay gồ lên trên phía trước của khuỷu trong trật khớp khuỷu.
– Cử động đàn hồi còn gọi là dấu hiệu lò xo.
Kéo chi ra khỏi vị trí bị trật khớp, sau đó thả chi ra, chi sẽ về tư thế ban đầu( dấu hiệu Berger trong trật khớp bả vai). Đây là một dấu hiệu chắc chắn đã bị trật khớp.
Ngoài ra cũng có thể sờ thấy điểm đau, sưng nề của vùng khớp:
– Đo chi:
- Sẽ thấy biến dạng toàn chi.
- Bị lệch trục.
- Chi ngắn.
- Mất đi biên độ vận động bình thường của khớp.
Đo chi giúp tìm dấu hiệu biến dạng điển hình, đây cũng là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp.
Thông báo tuyển sinh VB2 Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019
Khám mạch máu thần kinh:
Bắt mạch quay, các mạch trụ ở chi trên, bắt mạch chày trước và chày sau ở chi dưới, khám cảm giác và vận động ở các đầu ngón để tránh bỏ sót thương tổn.
Triệu chứng cận lâm sàng – chụp X quang:
– Mục đích chụp X quang:
- Nhằm xác định chắc chắn trật khớp.
- Nhằm xác định có tổn thương kèm theo không.
– Kết quả:
- Kiểu trật khớp.
- Di lệch của đầu xương so với mặt khớp.
- Các biến chứng của trật khớp.
- Biến chứng sớm.
- Tổn thương của mạch thần kinh
- Do chèn ép.
- Do đụng dập và đứt.
- Trật khớp hở: Thường do bị chấn thương trực tiếp, cơ chế bị chấn thương mạnh.
- Phát hiện các biến chứng này dễ, dựa vào bệnh cảnh lâm sàng: Nhìn thấy mặt của khớp qua vết thương phần mềm, dịch khớp chảy qua các vết thương phần mềm, bị tràn mủ khớp, chảy mủ qua các vết thương (nếu đến muộn).
Biện pháp phòng ngừa trật khớp vai như thế nào?
- Cẩn thận trong các hoạt động tránh bị té ngã
- Mang các trang bị bảo vệ trong lúc chơi các môn thể thao va chạm
- Hạn chế khuân vác các vật nặng nhất và khuân vác trên vai
- Tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động
- Phòng ngừa tái phát lại trật khớp vai
Nguồn: Bệnh học