Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh chàm bội nhiễm ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh chàm bội nhiễm là căn bệnh ngoài da thường hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ở người lớn cũng không thể tránh khỏi. Vậy yếu tố nào làm tăng nguy cơ chàm bội nhiễm?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh chàm bội nhiễm ?
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh chàm bội nhiễm ?

Chàm bội nhiễm thường có triệu chứng như thế nào?

Theo các chuyên gia khoa Bệnh da liễu cho biết: Bệnh chàm bội nhiễm có rất nhiều biểu hiện giống với các bệnh ngoài da thông thường. Tuy nhiên, bệnh này có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Khi bị chàm bội nhiễm bạn sẽ bị ngứa da, đỏ da

Khi bị bệnh chàm bội nhiễm dấu hiệu bệnh đầu tiên là da bị viêm đỏ. Thường xuất hiện ở các vị trí như trên da mặt, cổ. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Một khi đã bị chàm bội nhiễm nếu bạn càng gãi sẽ càng ngứa và có thể gây nhiễm khuẩn, viêm loét gây ra tình trạng bội nhiễm.

  • Da bị nổi mụn nước

Chàm bội nhiễm khiến vùng da ửng đỏ xuất hiện các mụn nước li ti rất ngứa. Và khi bạn gãi sẽ làm cho vùng da bị bệnh chảy dịch mủ và viêm loét. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh chàm

  • Do cơ địa của từng người

Những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể như hệ bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh như suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,… cũng có thể dễ mắc eczema.

  • Do nguyên nhân dị nguyên

Trước tiên đó là những tác động từ sự thay đổi thời tiết đột ngột thất thường, môi trường ô nhiễm, các vật dụng dễ gây dị ứng. Các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,… cũng thường gây ra dị ứng. Cùng lúc này, thì những người thường xuyên làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, các thuốc trừ sâu,… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc dễ có nguy cơ mắc bệnh chàm và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Do sức đề kháng cơ thể yếu

Sức khỏe yếu, đề kháng suy giảm sẽ kéo theo làm giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài và từ đây sẽ tấn công vào cơ thể gây bệnh ngoài da. Có một yếu tố nhỏ nữa tuy nhỏ nhưng lại gây tác động không tốt tới bệnh chàm là chế độ ăn uống thiếu hợp lý gồm ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và ăn ít rau quả.

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không?

Bệnh chàm bội nhiễm là căn bệnh khá phổ biến và thường hay gặp ở chúng ta. Do đây là căn bệnh ngoài da hoàn toàn không gây lây nhiễm qua tiếp xúc. Cho nên, khi mà mắc bệnh thì người bệnh có thể hoạt động và sinh hoạt bình thường mà không sợ lây nhiễm cho người khác.

Bệnh chàm bội nhiễm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Đây được gọi là căn bệnh tự miễn và thường do một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh như: Do bệnh dị ứng, tiếp xúc với hóa chất, nhiễm trùng ngoài da, đặc biệt nguồn nước ô nhiễm, sức đề kháng yếu. Xã hội ngày càng phát triển vì thế trên thị trường cũng đã có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả. Vì vậy nếu kiên trì áp dụng đúng phương pháp thì bệnh tình sẽ nhanh chóng khỏi lại bình thường.

Năm 2019, Nhà trường tuyển sinh trên cả phương thức xét tuyển trực tuyến
Năm 2019,Cao  đẳng xét nghiệm tuyển sinh theo phương thức xét tuyển trực tuyến

Cách xử lý khi mắc phải bệnh chàm bội nhiễm

Khi bị chàm bội nhiễm người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, chống viêm nhiễm và thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này có tác dụng làm da nhanh khô, bong tróc da và làm lành da nhanh. Cụ thể như:

– Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm cho da. Một số thuốc kháng sinh được chỉ định như: amoxicilin, cephalosporin, xanh metylen, milian.

– Thuốc chống ngứa: Những loại thuốc chống ngứa thường hay sử dụng như dạng sirô phenergan, siro theralen, chlorpheniramin.

– Sử dụng thuốc mỡ chứa corticosteroid: Thông thường những loại thuốc này được dùng để bôi làm giảm các tổn thương trên da như da khô bong tróc và tránh bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không nên bôi quá nhiều và bôi vào những vùng da nhạy cảm vì có thể gây rát da, teo da và xảy ra một số tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Ngoài những cách chữa bệnh bằng thuốc tây nói trên chúng ta cũng có thể giúp kiểm soát những triệu chứng xảy ra của bệnh bằng cách áp dụng một số phương pháp tự nhiên như:

– Dùng lá chè xanh: Lá chè xanh có thể dùng để nấu nước tắm khi bị chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, khi dùng lá chè xanh nên lưu ý chọn lá sạch, không bị sâu bệnh để tránh tình trạng gây ngứa da và dị ứng da.

– Sử dụng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều chất kháng viêm hiệu quả nên được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh ngoài da. Có thể dùng dầu dừa để thoa trực tiếp lên vết thương để giúp vết thương nhanh khỏi hơn.

Nguồn: Bệnh học