Phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính dần khiến Trái Đất trở nên “khắc nghiệt” hơn. Điều này thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi thất thường của thời tiết. Vậy phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

Bệnh say nắng là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, sốc nhiệt hay gọi còn gọi là say nắng là tình trạng gây ra bởi cơ thể của bạn quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất, sốc nhiệt có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đến 40 độ C (104 độ F) hoặc cao hơn.

Người bị say nắng cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được cấp cíu kịp thời có khả năng dẫn tới bại não, ảnh hưởng đến tim, thận và cơ bắp. Điều này dẫn đến việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ biến chứng, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây sốc nhiệt là gì?

Thông thường, cơ thể người có thể tản nhiệt bằng cách bức xạ nhiệt qua da hoặc qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc làm việc quá lâu dưới ánh mặt trời, cơ thể có thể không thể tản nhiệt đủ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đôi khi, nhiệt đọ cơ thể có thể lên tới 41,1 độ C hoặc cao hơn.

Một nguyên nhân khác của say nắng là mất nước . Một người bị mất nước có thể do tuyến mồ hôi chưa tản nhiệt kịp khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Người dễ bị tổn thương (có nguy cơ) bị say nắng nhất bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Người cao tuổi. (thường mắc các bệnh liên quan đến tim, phổi, thận hoặc đang dùng thuốc khiến họ dễ bị mất nước)
  • Vận động viên.
  • Những người làm việc bên ngoài lâu ngoài trời.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc vật nuôi trong xe ô tô.

Biểu hiện của cơ thể khi bị say nắng như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ, tùy trường hợp mà có thể có các triệu chứng và dấu hiệu say nắng khác nhau. Dưới đây là 8 triệu chứng và dấu hiệu say nắng phổ biến, bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể cao: Nhiệt độ cơ thể cao 40 độ C trở lên là dấu hiệu chính của say nắng.
  • Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi: Nhầm lẫn, kích động, nói chậm, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê đều có thể do say nắng.
  • Thay đổi trong tuyến mồ hôi: Trong cơn say nắng do thời tiết nóng, da bạn sẽ cảm thấy nóng và khô khi chạm vào.
  • Buồn nôn và ói mửa: Bạn có thể cảm thấy bụng dạ khó chịu hoặc có cảm giác nôn mửa.
  • Da ửng đỏ: Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Thở gấp: Thở nhanh và nông.
  • Nhịp tim tăng mạnh: Nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn do phải hoạt động hơn múc bình thường để làm mát cơ thể.
  • Đau đầu.

Trong khi người cao tuổi có nguy cơ bị say nắng cao nhất thì trẻ sơ sinh và trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuyệt đối không để trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh một mình trong xe ô tô khóa kín mà không có người trông coi. Bởi nhiệt độ trong xe bị khóa có thể tăng đến mức nguy hiểm ngay cả trong thời tiết bình thường.

Phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

Say nắng là bệnh thường gặp, khi bị say nắng phải được cấp cứu ngay lập tức để tránh tổn thương nội tạng vĩnh viễn. Đầu tiên và quan trọng nhất là làm mát nạn nhân.

Đưa nạn nhân đến khu vực râm mát, cởi quần áo, chườm nước mát hoặc nước ấm lên da, đặt túi nước đá dưới nách và háng.

Nếu bị say nắng còn tỉnh táo và có thể uống chất lỏng, hãy cho họ uống nước mát, không chứa cồn hoặc caffeine .

Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế và tiếp tục nỗ lực làm mát bệnh nhân cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống 38,3 đến 38,8 C độ C

Thông báo cho các dịch vụ cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức. Nếu nhân viên cấp cứu không thể đến ngay lập tức, họ có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn thêm để điều cấp cứu nạn nhân.