Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, nguy cơ gây ra tử vong.
Sốt phát ban là bệnh mà trẻ em hay mắc phải, đặc biệt là từ 6 – 36 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, sức để kháng của trẻ rất kém vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện trong khi lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền sang đã giảm đi rất nhiều.
- Tật cận thị: Bệnh về mắt đe dọa tương lai con em chúng ta
- Những căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp vào lúc giao mùa
- Cách Phòng Ngừa Bệnh Sởi Hiệu Quả
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi
Nguyên nhân gây ra sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban không chỉ xuất hiện một lần ở trẻ, tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh mà có thể mắc phải một hay nhiều lần. Đa số những nguyên nhân gây ra sốt phát ban là những virus lành tính, và người bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày được chăm sóc tốt.
Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban, chiếm 70 – 80%, trong đó chủ yếu là do virus đường hô hấp bao gồm: virus sởi, virus gây bệnh rubella, enterovirus, adeno virus, echo virus…, đây lý giải nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban nhiều lần. Virus sởi và virus rubella là 2 loại virus thường gặp gây ra sốt phát ban. Bệnh do virus sởi gây ra là ban đỏ, bệnh do virus rubella gây ra là ban đào.
Bệnh sốt phát ban là bệnh thường gặp và rất dễ lây nhiễm trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ vì bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, sẽ làm văng ra những giọt nước li ti có chứa virus, người bình thường hít phải có thể nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ
Trong thời gian 1 tuần từ lúc bị nhiễm bệnh, trẻ bị sốt phát ban thường có các triệu chứng sốt nhẹ (37,5oC – 38oC ) hoặc sốt cao ( 39oC – 40oC) . Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sau khi giảm sốt sẽ suất hiện các ban đỏ hoặc hồng. Ngoài ra cũng có các triệu chứng đi cùng như sổ mũi, ho, mắt bị đỏ, nhức mỏi toàn thân.
Sốt phát ban có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là viêm phỏi và viêm não do virus sởi gây ra và những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai do virus rubella gây ra.
Nổi ban sau khi hạ sốt là triệu chứng điển hình của sốt phát ban
Điều trị sốt phát ban cho trẻ tại nhà
Quan trọng nhất phải biết hạ sốt đúng cách cho trẻ với liều lượng paracetamol hợp lý từ 10 – 15mg/kg cân nặng của trẻ, 4 – 6 giờ 1 lần. Sử dụng nước ấm lau cho trẻ khi thấy cần thiết, tránh tình trạng trẻ sốt cao, co giật.
Khi trẻ ho nên sử dụng các loại thuốc ho thảo dược như rau tần, nước tắc chưng đường phèn, gừng hấp mật ong…
Sử dụng nước mối loãng và khăn mềm để thông mũi cho trẻ, giúp trẻ có thể dễ dàng ăn uống.
Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước hơn bình thường. Nên uống nhiều nước trái cây giàu Vitamin C để tăng sức đề kháng.
Với trẻ bị sốt phát ban do virus sởi gây ra nên bố sung Vitamin A đảm bảo liều lượng phù hợp để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Uống nhiều nước trái cây tốt cho người mắc sốt phát ban
Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, không nên kiêng nước, kiêng, kiêng ăn. Nhiều người quan niệm sai lầm kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín chăn cho trẻ, thói quan này làm cho trẻ dễ sốt cao và co giật. Cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ gây cho trẻ khó chịu, nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên vẫn phải giữ ấm cho trẻ, không được để trẻ bị nhiễm lạnh
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện kịp thời: trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Phụ huynh cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ khi đã phát ban, cảm thấy trẻ có dấu hiệu lừ đừ, ngủ ly bì, hôn mê, trẻ bị co giật, khó thở, thở nhanh.
Biện pháp phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh sốt phát ban, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Tiêm chủng cho trẻ, theo các chương trình tiêm chủng mở rộng. Sởi có thể chích ngừa khi trẻ 9 tháng tuổi. Cũng có thể phòng được Sởi, Rubella, quai bị qua mũi vắc – xin 3 trong 1 khi trẻ tròn 12 tháng tuổi và tiêm nhắc khi trẻ được 4 – 6 tuổi.
Nguồn: benhhoc.edu.vn