Sử dụng phương pháp y học cổ truyền chữa bệnh loãng xương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Loãng xương là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở những người lớn tuổi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh loãng xương thường gặp ở người già

                                                        Bệnh loãng xương thường gặp ở người già

Trong các phương pháp điều trị bệnh loãng xương thì phương pháp y học cổ truyền là cách chữa an toàn và hiệu quả được nhiều người tin tưởng và tin dùng nhất.

Bệnh loãng xương theo y học cổ truyền

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại trường Cao đẳng Y Hà Nội, bệnh loãng xương được cho là thuộc phạm vi của chứng hư lao, bao gồm ngũ lao, thất thương, lục cực.

  • Ngũ lao là do tâm lao, can lao, thận lao, tỳ lao, phế lao
  • Lục cực là khí cực, huyết cực, cân cực, tinh cực, cốt cực.
  • Thất thương là tỳ, can, thận, phế, tâm, ý chí bị thương tổn.
  • Trong đó, bệnh loãng xương thuộc chứng hư lao, mà cụ thể là thận lao, cốt cực gây ra.

Chữa bệnh loãng xương bằng phương pháp Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh loãng xương là một bệnh chuyên khoa cơ xương khớp, thuộc chứng hư lao được chia làm 3 thể là khí huyết hư, thận âm hư và thận dương hư. Tùy vào mỗi thể bệnh mà có sự phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

Thể khí huyết hư

Triệu chứng: thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, cả người mệt mỏi uể oải, toàn thân đau nhức, thích nằm không muốn di chuyển, kém ăn, khó ngủ, sắc mặt tái nhợt, hay chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Bệnh phát nặng thì lưỡi đóng rêu trắng nhợt, mạch chìm yếu, có thể sa trực tràng, sa tử cung. Có 2 bài thuốc chữa bệnh loãng xương thể khí huyết hư.

Bài 1: Bổ trung ích khí thang gồm nhân sâm 15g, hoài sơn 15g, huỳnh kỳ 15g, đương quy 15g, thăng ma 15g, bạch truật 10g, bạch linh 15g, đại táo 15g, sài hồ 10g trần bì 10g, cam thảo 10g. Tất cả sắc đều lên uống ngày 1 lần.

Bài 2: Thập toàn đại bổ gồm thục địa 15g, nhân sâm 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g xuyên khung 10g, nhục quế 10g, cam thảo 10g, bạch truật 5g, bạch linh 5g, huỳnh kỳ 5g. Tất cả sắc đều lên uống ngày một thang.

Bệnh xương khớp có thể chữa trị bằng phương pháp Y học cổ truyền hiệu quả

                                     Bệnh xương khớp có thể chữa trị bằng phương pháp Y học cổ truyền hiệu quả

Thể thận dương hư

Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng đau nhức ở cột sống cổ, thắt lưng và các khớp, người bệnh còn thấy người mệt mỏi, tay chân lạnh, ra mồ hôi, đại tiện phân lỏng, lưỡi rêu trắng nhợt.

Bài thuốc uống: Hữu quy hoàn gồm thục địa 30g, đương quy 15g, hoài sơn 15g, thỏ ty tử 15g, sơn thù 15g, đỗ trọng 15g, câu kỷ tử 15g, lộc giác giao 15g, nhục quế 5g, phụ tử chế 5g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Thể thận âm hư

Triệu chứng: Người bệnh có các triệu chứng của thể khí huyết hư kèm theo lưng cốt đau mỏi âm ỉ, sốt về chiều và nóng người, đổ mồ hôi, lưỡi đỏ có rêu vàng, mạch trầm…

Bài thuốc uống: Các vị gồm thục địa 30g, sơn thù 15g, hoài sơn 15g, đương quy 15g, bạch thược 9g, đơn sâm 15g, bạch linh 9g, đơn bì 9g, trạch tả 9g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Ngoài việc uống thuốc, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh loãng xương mà người bệnh còn được điều trị kết hợp với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công, để tăng cường hiệu quả.

Để chữa bệnh loãng xương khỏi dứt điểm bằng phương pháp Y học cổ truyền, người bệnh cần có sự kiên trì và thực hiện đều đặn thường xuyên các chỉ dẫn của thầy thuốc. Đồng thời, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn