Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường và ai nên đi khám xét nghiệm bệnh?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bấy lâu nay, bệnh tiểu đường vẫn là một căn bệnh hoành hành ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy những ai cần sử dụng gói xét nghiệm tiểu đường?

Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường và ai nên đi khám xét nghiệm bệnh?
Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường và ai nên đi khám xét nghiệm bệnh?

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường (đái tháo đường), là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc bị đề kháng với insulin, dẫn đến có rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

  • Tiểu đường type 1

Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường type 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

  • Tiểu đường type 2

Những người bị tiểu đường type 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là type 2.

Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường type1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường type 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

  • Khát nước:

Ở những người mắc chứng tiểu đường thì máu trở nên sệt hơn: khi càng uống nhiều nước thì máu càng trở nên loãng hơn.

  • Đường huyết cao

Có thể dùng máy để đo đường huyết. Các loại máy này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.

  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Ở những người mắc chứng tiểu đường đường nằm lại trong máu và không đi vào tế bào, vì thế họ cảm thấy thiếu năng lượng.

  • Tiểu tiện nhiều lần

Khi bị tiểu đường thận không thể lọc đường trong máu, vì thế thận cố gắng nhận từ máu một lượng chất lỏng bổ sung để hoà tan đường. Điều này làm cho bàng quang thường xuyên bị đầy.

  • Sụt hoặc tăng cân nhanh chóng

Sụt cân khi bị tiểu đường type 1. Tăng cân khi bị tiểu đường type 2.

  • Tê buốt các đầu ngón chân, tay

Hiện tượng này xuất hiện nếu như lượng đường trong máu cao và nó phá huỷ hệ thần kinh.

Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 có khó không?
Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 có khó không?

Ai sẽ là người nên đi xét nghiệm bệnh tiểu đường?

Theo trang tin tức sức khỏe về Bệnh chuyên khoa được biết, tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người không có triệu chứng của bệnh là người lớn có chỉ số BMI từ 23 trở lên hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng.

Ngoài ra, nên xét nghiệm đường huyết nếu bạn có một hoặc một số yếu tố sau:

– Ít vận động thể lực.

– Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).

– Tăng huyết áp.

– Nồng độ HDL cholesterol dưới 35mg/(0,9 mmol/L) hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 250 mg/dL (2,82 mmol/L).

– Vòng bụng to, nam từ 90 cm và nữ từ 80 cm.

– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

– Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

– Xét nghiệm chỉ số HbA1c từ 5,7% trở lên (39 mmol/mol), rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

– Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).

– Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân không có các dấu hiệu trên thì xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở tuổi từ 45 trở lên. Sau đó mỗi 1-3 năm tầm soát một lần, hoặc sớm hơn.

Nguồn: Bệnh học