Vẹo cổ trong y học cổ truyền còn được biết đến với cái tên như lạc phẩm hay thất phẩm, thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
- Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Yếu Sinh Lý
- Cách chữa bệnh từ phương pháp Xoa bóp bấm huyệt bàn chân
Vẹo cổ trong y học cổ truyền còn được gọi là lạc phẩm hay thất phẩm
Vẹo cổ là gì?
Vẹo cổ là chứng bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn, là bệnh loạn trương lực cơ lưu trú và dạng phổ biến nhất là chứng vẹo cổ do co thắt. Việc co thắt dẫn đến chuyển động bất thường của cơ cổ, khiến đầu bị nghiêng sang một bên.
Chứng vẹo cổ mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng cũng như không làm rút ngắn tuổi thọ trung bình nhưng có thể xảy ra biến chứng như làm cong ở cột sống cổ.
Theo y học cổ truyền, vẹo cổ là chứng bệnh xuất hiện đột ngột, đầu không quay lại được, vùng cổ gáy không sưng nhưng ấn vào thấy đau, cảm giác tê bì co cứng, toàn thân mệt mỏi, ngại vận động, tinh thần uể oải, không được nhanh nhẹn như trước. Nguyên nhân do người bệnh bị cảm nhiễm phong hàn khiến tà khí thừa cơ xâm nhập làm kinh lạc ách tắc, khí huyết trở trệ mà gây bệnh. Nguyên tắc điều trị là trừ phong tán hàn, điều hòa khí huyết.
Chứng bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, thậm chí là trẻ sơ sinh. Trong đó nhóm tuổi trung niên và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Bài thuốc uống trị vẹo cổ bằng Đông y
Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ, bạn có thể tham khảo những bài thuốc Đông y sau:
Bài 2: Độc lực 16g, rễ xấu hổ 20g, rễ bưởi bung 16g, xương bồ 16g, rễ lá lốt 12g, xuyên khung 12g, tang ký sinh 16g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 16g, thiên niên kiện 10g, quế 10,. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Bài 2: Xương bồ 16g, ngũ gia bì 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, tang kí sinh 16g, tất bát 12g, ngải diệp (phơi khô) 20g, tang chi 12g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, nam tục đoạn 20g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 20g, trần bì 12g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Vẹo cổ được nhiều người lựa chọn điều trị bằng đông y
Bài 3: Đậu đen (sao thơm) 30g, xuyên khung 12g, cỏ xước 20g, tất bát 16g, kinh giới 16g, thiên niên kiện 10g, quế 10g, tục đoạn 12g, cà gai leo 12g, rễ cây cúc tần 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Bài 4: Xuyên khung 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, phòng sâm 16g, rễ xấu hổ 16g, rễ cỏ xước 16g, cát căn 16g, rễ bưởi bung 16g, kinh giới 16g, quế 10g, độc lực 16g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp thuốc xoa bóp, thuốc chườm để tăng hiệu quả điều trị như:
Bài 1: Đậu đen 250g sao thơm, lấy miếng vải mềm gói lại chườm chỗ đau, thuốc nguội sao lại làm tiếp.
Bài 2: Vỏ cây gạo 1 nắm to, cho vào cối đá giã nhỏ, trộn vào 1 chén rượu, sao nóng. Sau đó dùng vải mềm gói lại rồi chườm vào chỗ đau, khi thuốc nguội thì sao lại để chườm tiếp.
Bài 3: Thiên niên kiện, nhục quế, xuyên khung, xương bồ, hoa hồi, sinh khương, tô mộc, trần bì, mỗi vị 16g. Tất cả đem thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ rượu trắng ngập thuốc, ngâm khoảng 1 tuần là được. Lấy bông chấm thuốc xoa đều lên chỗ đau, dùng bàn tay day xoa bóp vùng cổ gáy bị đau. Nếu kết hợp châm cứu hoặc bấm huyệt thì càng hiệu quả.
Trên đây là những bài thuốc điều trị vẹo cổ bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế, nhà thuốc uy tín để được các bác sĩ, thầy thuốc thăm khám và điều trị đúng cách.
Nguồn: benhhoc.edu.vn