Thuốc trị bệnh từ thạch cao trong YHCT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thạch cao tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt tả hỏa trừ phiền, liễm sang nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị nhiệt miệng, kích ứng vật vã,…

Thạch cao Thạch cao

Bạch hổ, bằng thạch,… là những tên gọi khác của thạch cao, là chất vô cơ (calci sunfat ngậm nước). Bên cạnh đó, thạch cao có thể lẫn cát, đất sét, các hợp chất sunfua, Mg và Fe.

Thạch cao có 2 loại cứng và mềm. Trong đó, thạch cao mềm dùng để làm thuốc; thạch cao cứng dùng trong ngoại khoa chấn thương để băng bó.

Theo y học cổ truyền, thạch cao vị cay, ngọt, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Chúng có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt tả hỏa trừ phiền, liễm sang; trị nhiệt bệnh, kích ứng vật vã, sốt cao, khát nước, miệng khô, loét miệng, đau răng,… Liều dùng: 12-150g; có thể sắc, hãm.

Bài thuốc trị bệnh từ thạch cao

Dần nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống, trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin giới thiệu một số bài thuốc có thạch cao.

– Tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa

  • Bài 1: Bạch hổ thang: thạch cao sống 24g, ngạnh mễ 8g, tri mẫu 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Công dụng thanh nhiệt sinh tân; chủ trị đổ mồ hôi nhiều, dương minh nhiệt thịnh, phiền khát (biểu hàn lý nhiệt).
  • Bài 2: thạch cao sống 20-62g, xích thược 12g, sơn chi sống 12g, bản lam căn 24g, huyền sâm 12g, tri mẫu 16g, cương tằm 12g, câu đằng 16g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm màng não B thể nặng, hôn mê, sốt cao, co quắp.
  • Bài 3: thạch cao sống 150g, bản lam căn 24g, tri mẫu 20g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Sắc uống. Trị viêm màng não B thời kỳ đầu, phát sốt, buồn ngủ hoặc háo khát.

– Tác dụng mát dạ, tiêu khát

Dùng bài Ngọc nữ tiễn: thạch cao 20g, thục địa 20g, tri mẫu 6g, ngưu tất 6g, mạch đông 8g. Sắc uống. Công dụng tả vị hỏa, thanh vị nhiệt, bổ thận tư âm. Trị âm hư dạ dày bốc hỏa, đau đầu, miệng khát, khát bứt rứt, răng nhức, mất máu.

Thạch cao vị cay, ngọt, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu.

Thạch cao vị cay, ngọt, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu

– Tác dụng mát phổi, dịu hen

  • Bài 1: thạch cao sống 20g, cam thảo 2g, kim ngân hoa 6g, ma hoàng 6g, hạnh nhân 4g, bản lam căn 10g. Sắc uống. Đơn thuốc này thường dùng cho trẻ 1-3 tuổi. Bài thuốc có tác dụng trị viêm phổi thời kỳ đầu và giữa, sốt, suyễn, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng khô, miệng khát, khô háo bứt rứt, mạch nhanh và mạnh.
  • Bài 2: thạch cao sống 12g, bán hạ 6g, cam thảo chích 4g, trúc diệp 4g, mạch đông 12g, ngạnh mễ 12g, hoàng cầm 8g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 8g. Sắc uống. Trị viêm phổi thời kỳ cuối và giữa, suyễn không rõ, hơi sốt hoặc sốt nhẹ,ít mồ hôi hoặc hơi có mồ hôi, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng, mạch hư.

– Tác dụng thanh nhiệt, tiêu ban

Y học cổ truyền khuyên dùng bài Thang hóa ban: thạch cao sống 32g, canh mễ 8g, tê giác 4g, tri mẫu 16g, cam thảo 8g, huyền sâm 16g. Sắc uống.

Tác dụng tư âm giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Trị ôn bệnh phát ban do huyết nhiệt thịnh, vị hỏa vượng, hoặc mắc phải thời khí kèm theo mê sảng, huyết nhiệt gây sốt, phát ban.

Lưu ý: Thạch cao trị các chứng thực, dương nhiệt có dư; những người dương hư không nên dùng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không dùng bột thạch cao nung để uống, bởi thạch cao sẽ hút nước trương nở làm tắc ruột nếu uống.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc thạch cao mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn