Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoa Đà là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, tiểu sử về cuộc đời ông luôn là dấu hỏi tò mò đối với hậu thế.

Thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà

Thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà

Với tài hoa trong y thuật, Hoa Đà được ca ngợi như một Thần y không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn tại các quốc gia đồng văn hóa như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông cũng được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.

Dẫn nguồn từ fanpage Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, độc giả còn biết được Hoa Đà cùng Trương Trọng Cảnh và Đổng Phụng được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y (建安三神醫); cùng với Trương Trọng Cảnh, Biển Thước và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.

Tiểu sử Thần y Hoa Đà

Hoa Đà (chữ Hán: 華佗; 145 – 208[1]), biểu tự Nguyên Hóa (元化). Người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy), nơi đây cũng là đồng hương của Tào Tháo.

Hoa Đà là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sự kiện đáng chú ý trong sự nghiệp hành y của ông phải kể đến lần chữa gãy chân cho Lữ Bố; điều trị chứng đau đầu cho Tào Tháo. Chuyện kể rằng, Tào Tháo mắc mắc bệnh đau đầu đã nhiều năm, khi nghe danh Hoa Đà đã mời ông đến điều trị. Thuốc của Hoa Đà phát huy tác dụng nên ông đước Tào Tháo giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những khi bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.

Cũng từ đây trở đi, khi có người nhà mắc bệnh, Tào Tháo lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, sau đó lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Vụ việc khiến Tào Tháo nghi ngờ, bèn sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không bị bệnh, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Hoa Đà chết trong ngục do bị tra tấn.

Năm Kiến An thứ 24 (219), Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Căn bệnh không ai có thể chữa được. Tháng giêng năm sau (220), Tào Tháo qua đời khi ở tuổi 66, để lại sự nghiệp cho con trai Tào Phi.

Hoa Đà là thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Hoa Đà là thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Chân dung Hoa Đà trong Tam Quốc diễn nghĩa

Thực tế Thần y Hoa Đà chết từ năm 208. Tuy nhiên theo tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hoa Đà được biết đến là người điều trị cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm. Trong lúc Hoa Đà mổ vai, Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. Đoạn miêu tả này nhằm ca ngợi sự dũng cảm của Quan Vũ, đồng thời ca ngợi cả y thuật cao siêu của Hoa Đà.

Theo sử sách ghi chép, Hoa Đà còn biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là Ma phí tán (麻沸散). Trong sách của tác giả Trần Thọ có đoạn chép: “Nếu như bệnh tích ở bên trong, dùng kim châm không có tác dụng thì tất phải thực hiện mổ. Trước tiên cho uống Ma phí, người bệnh sẽ bị hôn mê giống như chết, nhờ vậy thực hiện việc mổ một cách dễ dàng.”

Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Cũng theo tiểu thuyết này, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền.

Hoa Đà cũng được cho  là người sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ bản thân.

Hoa Đà dù đã ra đi mãi mãi nhưng người dân Trung Quốc cũng như cộng đồng người theo học Đông y đều cảm thán trước tài năng của ông, là động lực để các thế hệ sau học tập và phát triển nền y học cổ truyền hơn nữa.

Nguồn: benhhoc.edu.vn