Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đi ngoài phân lỏng là triệu chứng liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa mà chúng ta thường xuyên gặp phải. Nhưng nguyên nhân của nó là gì, mọi người hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy là bệnh thường gặp gây nên nhiều phiền toái và khó chịu

Những nguyên nhân nào gây nên tiêu chảy?

Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa thường gặp, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá. Hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Không hấp thu đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…

Chính vì vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ỉa chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:

Ngộ độc thực phẩm

Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.

Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng

Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.

Triệu chứng và dấu hiệu tiêu chảy

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Khi bị tiêu chảy thì đi ngoài phân luôn lỏng hơn bình thường, cho dù số lần đi ngoài có tăng hay không. Phân lỏng hơn bình thường có thể ở dạng phân mềm, nát đến phân nước, tùy thuộc vào lượng nước trong phân.

Các triệu chứng khác liên quan đến tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân và loại tiêu chảy, bao gồm sốt, nôn, buồn nôn, đi ngoài có máu, mủ hay nhầy mũi.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ những biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tiêu chảy như sau:

  • Ăn chín uống sôi để không bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng từ thức ăn vào trong cơ thể.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế ăn các thức ăn khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tìm hiểu kỹ thành phần và tác dụng của thuốc uống để hạn chế tiêu chảy.
  • Không tập luyện quá sức vì có thể gây giãn lỏng ống trực tràng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp để giảm stress, áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm để theo dõi tốt tình trạng sức khỏe và tầm soát các bệnh lý về gan, mật, đường tiêu hóa.

Đặc biệt cha mẹ nên cho trẻ uống vắc-xin rotavirus để giảm thiểu tiêu chảy do virus rota – một loại tiêu chảy cấp gây nên