Mắc cỡ một loại cây hay mọc hoang ở dọc đường hay bãi đất, mang cho mình một cái tên vô cùng mỹ miều khác là hoa Trinh nữ. Nhưng ít ai biết được Mắc cỡ là một cây thuốc sử dụng trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.
- Làm đẹp từ bột nghệ hữu hiệu, bạn đã biết hết chưa?
- Một số bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị dứt điểm bệnh đi tiểu ra máu
- Sử dụng phương pháp y học cổ truyền chữa bệnh loãng xương
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Mắc cở
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những công dụng mà cây Mắc cỡ mang lại trong việc chữa trị bệnh sau đây các giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược như sau:
Những điều cần biết về cây mắc cỡ
Mắc cỡ là cây nhỏ, có gai hình móc được phân thành nhiều nhánh. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại (như biết xấu hổ, mắc cỡ). Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa Mắc cỡ có màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt và có nhiều lông cứng. Hoa và quả của Mắc cỡ thường ra vào tháng 6-8 hàng năm.
Mắc cỡ xuất thân từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta, mọc ở ven đường đi, bờ bụi các bãi cỏ. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin, còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, lợi tiểu, hạ nhiệt,có tác dụng an thần, tiêu viêm. Thường được sử dụng để trị: suy nhược thần kinh, mất ngủ; suy nhược thần kinh ở trẻ em; viêm phế quản; viêm kết mạc cấp; viêm gan, viêm ruột non; sỏi niệu; phong thấp tê bại; huyết áp cao. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc (tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai). Dùng tươi giã đắp bên ngoài trị chấn thương, viêm mủ da, dời leo.
Rễ cây Mắc cỡ có công dụng trị hen suyễn, sốt rét , bế kinh, dùng gây nôn. Ở Dominica, nước hãm của Mắc cỡ với Cỏ voi (Panicum maximum) dùng điều trị bệnh phổi. Nghiên cứu dược lý mới chứng minh toàn cây Mắc cỡ có hoạt tính chống HIV.
Một số bài thuốc hay từ cây Mắc cỡ
Mắc cỡ và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết
- Chữa bệnh AIDS, da nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, chảy nước: Mắc cỡ, Trắc bá diệp, Rau sam, Thảo quyết minh, Thạch lựu bì, dùng lượng bằng nhau, nấu nước đặc để tắm rửa. lại dùng 2g bột Hùng hoàng trộn lòng trắng trứng gà bôi chỗ lở loét.
- Chữa bế kinh, đau đầu mất ngủ, viêm dạ dày mạn tính, hoa mắt, trẻ em tiêu hóa kém: Dùng rễ mắc cỡ 10-20g sắc lấy nước uống.
- Viêm gan vàng da: Mắc cỡ (cả cây), Bách bệnh (rễ), Trâm bầu (lá và ngọn) mỗi vị 15g, sắc uống hàng ngày, có tác dụng lợi mật và bảo vệ gan.
- Nhức mỏi, sưng phù: Toàn cây mắc cỡ thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống hàng ngày 20-30g thay trà sẽ đỡ dần.
- Chữa thấp khớp: Rễ Mắc cỡ 20g ngâm rượu uống. Hoặc dùng: Mắc cỡ, Tầm xoọng, Hy thiêm, Dây đau xương, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Tục đoạn, Kê huyết đằng, Dây gắm; mỗi loại 12g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ tẩm rượu sao vàng 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và Bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.
- Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
- Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 20g sắc uống. Hoặc phối hợp với Lạc tiên 15g, Muồng ngủ 10g, sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
Hi vọng với những chia sẻ trên của những Lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ giúp các bạn bổ sung được những kiến thức bổ ích về công dụng chữa bệnh của loại cây Mắc cỡ này