Tiêu chảy là một trong các bệnh hay gặp vào mùa hè khá nguy hiểm. Do đó mọi người cần biết nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh kịp thời để không mắc bệnh.
- Điểm mặt những chứng bệnh tâm lý thường gặp trong cuộc sống
- Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh gan
- Những tác hại khôn lường của việc lười uống nước vào mùa lạnh
Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa con người
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Theo kênh giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thì những nguyên nhân bệnh tiêu chảy hay gặp và thường thấy nhất cụ thể như:
- Những virus gây tiêu chảy hay gặp là virus Norwalk, cytomegalovirus, virus viêm gan và virus herpes. Rotavirus nằm trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
- Vi khuẩn và ký sinh trùng. Những vi khuẩn hay gặp gồm campylobacter, salmonella, shigella and Escherichia coli. Những loại ký sinh trùng như Giardia lamblia và cryptosporidium cũng có nhiều khả năng gây tiêu chảy.
Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cần phải biết
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiêu chảy thường đi kèm với tiêu chảy gồm các triệu chứng như:
- Đi ngoài nhiều lần trong một ngày hoặc liên tục đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước.
- Đau bụng âm ỉ dai dẳng kéo dài.
- Sốt cao
- Phân có lẫn máu
- Bụng chướng hơi, đầy bụng
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh tiêu chảy
Để chẩn đoán bệnh bác sĩ còn phải căn cứ vào các triệu chứng của tiêu chảy và phát hiện dấu hiệu mất nước. Sờ nắn bụng để xác định vị trí đau bụng và thăm khám trực tràng. Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy Bác sĩ có thể khám và chỉ định làm một số xét nghiệm máu và làm thêm các xét nghiệm phân để tìm ra dấu hiệu của nhiễm trùng và những bất thường khác trong cơ thể người bệnh.
Thận trọng khi tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy
Phương pháp điều trị bệnh
Hầu như những trường hợp mắc bệnh tiêu chảy sẽ tự biến mất trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị nhiều, tuy nhiên cần lưu ý một điều là bổ sung đủ lượng nước và chất điện giải vào cơ thể.
Nếu kháng sinh là nguyên nhân gây tiêu chảy, cần ngừng dùng thuốc và đổi cách điều trị ngay lập tức” – theo sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay.
Đối với những trường hợp mắc tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, kháng sinh có thể làm giảm bớt đi các triệu chứng của bệnh. Song kháng sinh không có tác dụng trong tiêu chảy do virus và còn có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn, nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Đối với tiêu chảy mạn tính lâu ngày, điều trị bệnh căn nguyên sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy.
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bản thân cũng như gia đình
- Khi ăn và đi vệ sinh xong mọi người cần chú ý dùng xà phòng rửa sạch.
- Nên ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày
- Sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc phát hiện cũng như phòng tránh bệnh tiêu chảy kịp thời, có thể bảo đảm sức khỏe cho người thân xung quanh mình. Nếu trường hợp nặng không nên để lâu cần đưa ngay tới bệnh viện để điều trị kịp thời
Nguồn: benhhoc.edu.vn