Bạn biết gì về bệnh viêm tuyến nước bọt ở mang tai?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường là do vi khuẩn gây ra nhiều trường hợp viêm tuyến nước bọt tự khỏi nhưng cũng có trường hợp nặng hơn và phải nhập viện điểu trị

 

Viêm tuyến nước bọt mang tai bắt nguồn từ viêm tuyến nước bọt

Nước bọt là thứ giữ miệng luôn ở trạng thái ẩm và sạch sẽ bổ trợ trong quá trình tiêu hóa thức ăn và cũng tham gia vào kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu ở trong miệng.

Nếu tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa trôi đi sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng viêm. Sau đó sẽ lan ra và gây viêm tuyến nước bọt mang tai hoăc viêm ở một số chỗ khác quanh vùng mặt

Viêm tuyến nước bọt mang tai làm sưng to cả một vùng

Viêm tuyến nước bọt mang tai làm sưng to cả một vùng

Bạn có 3 đôi tuyến nước bọt chính và nằm ở hai bên má.

  • Tuyến dưới hàm nằm ở hai bên hàm, phía xướng xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được goi là viêm tuyến nước bọt mang tai
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.

Nguyên nhân gây lên viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm vi khuẩn. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây viêm ở mang tai phổ biến nhất. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyến nước bọt mang tai bao gồm:

  • Streptococcus viridans (một loại liên cầu khuẩn)
  • Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não)
  • Streptococcus pyogenes
  • Escherichia coli (E.coli)

Hậu quả khi nhiễm trùng sẽ gây giảm tiết nước bọt. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn hoặc viêm ống tuyến nước bọt. Virus và các tình trạng bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết nước bọt, bao gồm:

  • Quai bị – một tình trạng nhiễm virus dễ lây lan, khi hỏi đáp bệnh học về tình trạng này thường gặp ở trẻ em chưa được tiêm chủng
  • HIV
  • Virus cúm A và virus á cúm typ I và II
  • Herpes
  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do đờm nhầy
  • Khối u

Phân biệt triệu chứng của viêm tuyến nước bọt mang tai

Dưới đây là một sô triệu trứng có thể xuất hiện khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai và nó rất giống với triệu trứng của nhiều bệnh khác cần phân biệt kỹ lưỡng. Nếu chứa chắc chắn hãy liên hệ với các bac sỹ hoặc tới bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác nhất. Các triệu trứng gồm có:

  • Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi
  • Không thể mở to miệng được
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn
  • Có mủ trong miệng
  • Khô miệng
  • Đau ở trong miệng
  • Đau vùng mặt
  • Đỏ hoặc sưng phía trên hàm, trước hàm hoặc phía dưới miệng

Chữa trị viêm tuyến nước bọt mang tai kịp thời

Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai không phải đơn giản vài ngày này xong mà quá trình điều trị còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của tình hình nhiễm trùng nơi phát bệnh.Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và các triệu chứng mà bạn xuất hiện thêm, ví dụ như sưng hoặc đau. Có thể sẽ được sử dụng để điều trị nhiễm vi khuẩn, mủ hoặc sốt. Ổ áp xe có thể sẽ được chọc hút.

Cách điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai hiệu quả

Cách điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai hiệu quả

Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt mang tai không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ cần tiết trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát. Mặc dù không phổ biến nhưng phẫu thuật có thể sẽ bao gồm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc loại bỏ tuyến dưới hàm.

Chú ý nếu bạn bị viêm tuyến nước bọt mang tai đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, hay nếu các triệu chứng diễn biến xấu đi cần liên lạc với bác sĩ để được điều trị. Độc giả có thể tham khảo thêm tại y tế Việt Nam để biết thêm cách chữa trị các loại bệnh khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn