Viêm tai giữa cấp căn bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm tai giữa cấp là bệnh lý thường gặp phải ở trẻ em. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ gây  ảnh hưởng không nhỏ tới thính giác và sức khỏ cho bé. Bởi các tai biến và các biến chứng của bệnh lý này.

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp ở trẻ có triệu chứng:

Theo Bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur cho biết khi bé bị viêm tai giữa cấp thì bé thường sốt, quấy khóc, bỏ bú, lười ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng. Trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai, nghễnh ngãng, khó chịu , chảy mủ tai..

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp thường hay gặp ở trẻ:

Trẻ em sức đề kháng yếu nên dễ bị viêm mũi họng. Dẫn đến hiện tượng bị nôn trớ, dịch dạ dày, thức ăn dễ trào vào vòi nhĩ. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm tai giữa.

Niêm mạc đường hô hấp trên của trẻ em bao gồm niêm mạc tai giữa mới đang phát triển nên rất nhạy cảm, dễ phản ứng.

Những mức độ viêm tai giữa ở trẻ:

  • Viêm tai giữa xuất tiết: triệu chứng kín đáo, nhiều khi tình cờ khám viêm mũi họng mới phát hiện ra bệnh.
  • Viêm tai giữa sung huyết: triệu chứng khá phổ biến: sốt, đau tai.
  • Viêm tai giữa mủ: khi chảy mủ, những triệu chứng viêm cấp, khám có thể thấy thủng màng nhĩ.

Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp đối với trẻ

Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp đối với trẻ

Biến chứng của viêm tai giữa cấp đối với trẻ em:

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không được chữa trị tốt và kịp thời có thể dẫn đến 1 số biến chứng và di chứng nghiêm trọng. Do vậy cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa bệnh Nhi khoa khi có các triệu chứng kể trên.

Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp đối với trẻ

  • Chích rạch màng nhĩ trong trường hợp xuất hiện ứ mủ.
  • Đặt ống thông nhĩ trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch.
  • Có thể nạo VA nếu VA lớn và viêm thường xuyên để có thể phòng ngừa viêm tai giữa tái phát.

Nguồn: Bệnh học