Y học cổ truyền (YHCT) trên trang Bệnh học giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc có tên “kê” (gà) có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Mách bạn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
YHCT tổng hợp những bài thuốc mang tên kê
Bài thuốc mang tên kê có tác dụng trị bệnh
Kê can tán: Gan gà trống 1 bộ, thanh đại 12g, lô cam thạch (chế) 24g, thạch quyết minh (đốt lên) 40g, hoạt thạch (phi) 20g, hoàng liên 20g, xích thạch chi 20g, thần sa (thủy chế) 16g (cho vào sau).
Cách chế – dùng: Tán bột ngày uống 2 lần mỗi lần uống 16g sau khi ăn sáng và ăn tối.
Tác dụng: Kiện tỳ, bình can, làm sáng mắt. Chữa chứng đau mắt, mắt có màng mắt mờ.
Bài Kê nhục tiễn hoàn: Gà trống vừa học gáy 2 con (làm sạch bỏ phủ tạng), sài hồ 40g, sử quân tử (bỏ vỏ, bỏ hạt) 40g, hoàng liên 40g, hoàng cầm 40g, tần giao 40g, tri mẫu 40g, vô quyển 20g, tằm sắp chín 20g.
Cách chế – dùng: Các vị thuốc đem tán thành bột mịn, gà luộc chín lấy thịt có màu trắng giã nhuyễn trộn đều với thuốc bột cho một ít nước luộc gà vừa đủ làm viên hoàn. Mỗi viên 5g. Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 1 viên sau khi ăn sáng và ăn tối.
Tác dụng: Bài thuốc điều trị trẻ em ăn kém, tỳ vị hư yếu, mắc chứng cam tích gầy ốm.
Bài kê trường tán: Kê trường 1 bộ (đốt tồn tính), nhục quế 6g, mẫu lệ 6g, long cốt 6g, phục linh 6g, tang phiêu tiêu(sao) 20g.
Cách dùng: Các vị thuốc đem tán bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 4g uống sau khi ăn sáng và tối 20 phút.
Cách chế – dùng: Trị chứng đái dầm của trẻ em.
Ghi chú: Nếu con gái dùng ruột gà trống, con trai dùng ruột gà mái.
Kê can chúc: Gan gà trống 1 bộ, nhu mễ (gạo nếp) 60g, thỏ ty tử (nghiền nát) 16g.
Cách chế – dùng: Cho vào 400ml nước đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm ít hành tây vừa đủ. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 30 ngày là 1 liệu trình. Ăn khi đói.
Tác dụng: bình bổ can thận. Trị chứng can thận suy yếu do lao lực dẫn đến liệt dương, hoạt tinh, hoa mắt chóng mặt, tiểu đêm.
Kê đầu hoàn: Đầu gà trống sấy khô 1 cái, mộc thông 20g, đương qui 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 40g, đại hoàng 40g, mạch môn 12g, sâm Cao Ly 20g, viễn chí 12g, xuyên khung 40g, thuyền thoái sao cháy 5 con.
Cách chế – dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 4g. Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 1 viên trước khi ăn, uống liên tục 30 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Bài thuốc điều trị chứng trẻ em chậm nói.
Nhiều bộ phận của gà trống trị bách bệnh
Bài kê trường tán: Hoàng hùng kê trường (ruột gà trống có lông và chân màu vàng) 4 bộ, xích thạch chi 150g, bạch thạch chi 150g, hoàng liên 150g, nhục thung dung (tẩm rượu sấy khô) 150g, khổ sâm 150g.
Cách chế – dùng: Các vị thuốc tán bột mịn, ruột gà làm sạch (thán sao) tán bột, sau đó trộn 2 loại bột này với nhau. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g với rượu trắng 300, mỗi lần uống 10ml.
Tác dụng: Trị chứng nam giới bàng quang hư hàn, tiểu tiện sẻn.
Kê nội kim tán: Kê nội kim (khô 50g), sao giòn tán bột mịn. Rắc lên vết thương một lớp mỏng.
Cách chế – dùng: Ngày 2 lần sáng và chiều sau khi đã đi vệ sinh. Lưu ý: Cần rửa sạch và thấm khô vết thương trước khi rắc thuốc.
Tác dụng: Trị bệnh rò hậu môn hoặc hậu môn lở loét.
Kê tử thang: Bách hợp thái nhỏ 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái.
Cách chế – dùng: Bách hợp rửa sạch, ngâm với nước sạch một đêm cho nổi bọt trắng, đổ nước đi, cho 400ml nước khác vào đun lấy 200ml cho lòng đỏ trứng gà vào đun lấy 100ml cho người bệnh uống khi thuốc còn ấm. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn.
Bách hợp có tác dụng: thanh nhiệt, bổ ích phế khí, nhuận táo.
Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được các thầy thuốc giỏi giải đáp. Đồng thời không quên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có.
Nguồn: TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng – benhhoc.edu.vn