Bệnh Huyết Áp Thấp – Những Dấu Hiệu Cần Biết Căn Bệnh Nguy Hiểm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Huyết áp thấp ( tụt huyết áp) là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bệnh huyết áp thấp tùy thời điểm nặng nhẹ khác nhau, có khả năng dẫn đến một số bệnh tim mạch, nội tiết và thần kinh…  Dấu hiệu nào để bạn biết nguy cơ của huyết áp thấp tấn công cơ thể sẽ được các chuyên gia bệnh học chia sẻ dưới đây.

huyet-ap-thap

Huyết áp thấp có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng thường gặp bệnh huyết áp thấp.

Người bệnh huyết áp thấp có nhiều biểu hiện nặng nhẹ khác nhau và thường từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng thường gặp như:

– Suy giảm khả năng tình dục, da nhăn, khô.

– Có cảm giác khó thở và hơi tức ngực khi làm việc nặng, leo cầu thang bộ.

– Người bị ra nhiều mồ hôi nhưng toàn thân có cảm giác ớn lạnh.

– Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.

– Có cảm giác buồn nôn.

– Bị ngất trong khoảng thời gian ngắn và hồi phục nhanh khi có tác động từ bên ngoài vào cơ thể nhằm tăng huyết áp hoặc cơ thể có xu hướng tự phục hồi.

– Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.

– Sốc: Xảy ra một cách từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, toàn thân ớn lạnh.

Những dấu hiệu này có thể đã và đang xảy ra trên cơ thể chúng ta, báo hiệu manh nha căn bệnh huyết áp thấp thầm lặng. Sau khi nhận biết một số triệu chứng tụt huyết áp kể trên, bạn đọc cần theo dõi tình trạng huyết áp của mình bằng cách đo khám định kỳ.

Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như:

– Sức khỏe hạn chế, khả năng đề kháng yếu, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả trong đó có hệ tuần hoàn, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động dẫn đến huyết áp thấp.

– Do bị hạ đường huyết: lượng glucoza trong cơ thể bị suy giảm dưới mức cho phép (mức cho phép lượng đường trong máu là 2.5mmol/l).

– Do tuổi : tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn do lúc này động mạch hoạt động ít dẻo dai hơn nên gây nên huyết áp thấp.

– Do mắc một số bệnh: những người mắc bênh thận, tiểu đường, thần kinh, một số bệnh liên quan đến tim như nhịp tim chậm, hở van tim, suy tim… thì có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn.

– Cơ thể bị mất nước nhiều: Bị tiêu chảy, nôn liên tục, đổ mồ hôi quá nhiều do lao động nặng, chơi thể thao quá sức.

– Bị chảy máu nhiều: do cơ thể bị thương tích lớn, xuất huyết nội tạng, ho ra máu liên tục. Hoặc cơ thể bị bệnh thiếu máu cũng dẫn đến bệnh huyết áp thấp.

Khi có những triệu chứng huyết áp thấp cần làm những gì ?

cach-chua-benh-huyet-ap-thap

Khi có những triệu chứng trên, hãy tìm đến bác sĩ tim mạch để điều trị cụ thể.

– Khám chuyên khoa tim mạch để ra kết quả chính xác.

– Luyện tập thể dục thể thao hợp với độ tuổi

– Nên ăn mặn hơn thường ngày.

– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia bệnh học khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Dùng các thực phẩm có lợi cho người bị huyết áp thấp như trà, cà phê hoặc những thực phẩm khác có nguồn gốc từ thiên nhên

– Đo huyết áp định kỳ tại nhà bằng máy đo huyết áp

Nguồn: Cao dang Y Duoc TPHCM