Bệnh lao phổi: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việt Nam đứng thứ 11 trên 30 quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất ở bệnh lao phổi. Điều này càng báo động tình trạng nguy hiểm đang gia tăng do bệnh lao phổi gây ra.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm sức khỏe

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm sức khỏe

Định nghĩa về bệnh lao phổi

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis  gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể (gọi là lao ngoài phổi), trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (gọi là lao trong phổi chiếm từ 80-85%) và là nguồn lây chính cho những người xung quanh.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh lao phổi

Ho khan, ho có đơm, ho ra máu dai dẳng kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những triệu trứng khác như: sút cân, gầy, chán ăn, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, đau ngực, khó thở… khi gặp những triệu trứng này bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có tính chất lây nhiễm do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ đờm vô tình người tiếp xúc gần khu vực đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể cư trú đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết.

Lao phổi là bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên người có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm: nhiễm HIV, người tiếp xúc với nguồn lây bệnh (người nhà bệnh nhân, cán bộ y tế…) đặc biệt là trẻ em, người mắc các bệnh mạn tính (loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…), người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid (bệnh nhân phẫu thuật, dị ứng), hóa chất điều trị ung thư…).

Bệnh lao phổi: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao

Bệnh lao phổi: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao

Điều trị hiệu quả bệnh lao phổi

Chẩn đoán lao phổi: thông qua thăm khám lâm sàng với các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân. Bên cạnh đó bệnh nhân cần miêu tả chi tiết đặc tính của ho và đờm, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở đồng thời khám phổi và khám toàn thân. Nếu cần thiết có thể tiến hành làm các xét nghiệm sau để khẳng định chắc chắn: nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, X-quang phổi hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn lao…

Các phương pháp dùng để điều trị lao phổi

Phương pháp điều trị phổ biến hiện này là dùng thuốc trị  vi khuẩn lao. Các thuốc chống lao hay dùng là: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol. Ngoài ra còn có thuốc chống lao khác như: kanamycin, amikacin, capreomycin,  nhóm kháng sinh fluoroquinolones.

Theo Chương trình phòng chống lao Quốc gia, người mắc lao lần đầu sẽ được điều trị theo phác đồ: giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, trong giai đoạn này bệnh nhân  dùng 4 loại thuốc ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide. Giai đoạn tiếp theo gọi là giai đoạn củng cố (hay duy trì) kéo dài 6 tháng sử dụng 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.

Phòng bệnh lao phổi luôn là giải pháp đúng

Phòng bệnh lao phổi luôn là giải pháp đúng

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của lao phổi

Theo tư vấn của các bác sĩ bệnh học chuyên khoa tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để giúp hạn chế diễn tiến của bệnh lao phổi, bạn nên xây dựng thói quen lành mạnh bằng những gợi ý sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng chống lao.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
  • Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bát đũa với người bệnh.
  • Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người…

Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan cao. Do đó, những kiến thức về cách phòng – trị luôn là vấn đề đáng quan tâm buộc bạn tìm hiểu và áp dụng nếu muốn một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời đây cũng là cách bạn đang bảo vệ cộng đồng khỏi những tác nhân gây bệnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn