Bệnh nấm da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều người có thói quen để tóc ẩm ướt sau khi gội để lên giường đi ngủ, điều này vô tình sinh bệnh nấm da đầu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh nấm da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị Bệnh nấm da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị

Định nghĩa về nấm da đầu

Nấm da đầu là tình trạng da đầu bị bội nhiễm nấm, bệnh còn có tên gọi khác là bệnh sâu tròn (do nấm tạo nên các vết tròn trên da, gờ nhô cao lên) gây ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi da tóc, tạo thành các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc với người bị nấm như dùng chung lược, khăn, mũ hoặc gối. Bệnh nấm da đầu là bệnh thường gặp ở trẻ từ 4 đến 14 tuổi, đôi khi bệnh còn có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và cả người lớn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm da đầu

Các triệu chứng phổ biến của nấm da đầu là các mảng ngứa xuất hiện trên da đầu kèm theo các mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu, để lại vảy, làm da đầu có màu đỏ hoặc các đốm hói. Nếu không điều trị kịp thời các khu vực này dần dần lớn lên và lây lan ra khu vực xung quanh. Các triệu chứng khác đi kèm như tóc giòn, gãy rụng, đau da đầu, sưng hạch bạch huyết, sốt nhẹ… trong trường hợp nặng có thể xuất hiện triển những vết sưng cứng giòn gọi là tổ ong chảy mủ gây hói vĩnh viễn và để lại sẹo.

Bệnh nấm da đầu xuất hiện do nguyên nhân nào?

Theo bác sĩ đồng thời là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cô Bùi Thị Huỳnh cho biết, bệnh nấm da đầu do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra, đây là loại sinh vật phát triển mạnh trên các mô chết như móng tay, tóc và các lớp biểu bì da, ưa thích nơi ấm áp và ẩm nên chúng phát triển cực mạnh trên da ướt đẫm mồ hôi. Bệnh nấm da đầu lây lan dễ dàng, đặc biệt ở trẻ em do chạm vào da của người bệnh hoặc sử dụng chung lược, đồ dùng trên giường hoặc các vật dụng khác. Vật nuôi trong nhà như chó và mèo cũng có thể là nguồn lây lan nấm da.

Nấm có tên dermatophytes là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Nấm có tên dermatophytes là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu

Bệnh hay xuất hiện ở trẻ em từ 4 đến 14 tuổi, thỉnh thoảng bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh phát triển thuận lợi ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, các khu dân cư đông đúc hoặc trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Bệnh có xu hướng nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (mắc các bệnh chuyên khoa như bệnh tiểu đường, AIDS hoặc ung thư).

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da đầu

Phương pháp chẩn đoán: Quan sát trực quan các dấu hiệu lâm sàng của việc bị nhiễm nấm trên da đầu hoặc bác sĩ có thể sử dụng ánh sáng của đèn Wood để chiếu sáng da đầu để xác định các dấu hiệu của nhiễm trùng; hoặc có thể lấy 1 mẩu da đầu (tóc) để xác định sự có mặt có nấm.

Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc kháng nấm và dầu gội tiêu diệt nấm.

Dược sĩ Cao đẳng cho biết, thuốc kháng nấm hay được sử dụng là griseofulvin và terbinafine hydrochloride. Liệu trình điều trị cần uống trong khoảng 6 tuần.  Tuy nhiên cần lưu ý các tác dụng phụ phổ biến như tiêu chảy và đau bụng. Kèm theo đó là tăng nhảy cảm với ánh sáng, nôn, mệt mỏi, ngất, chóng mặt, nhức đầu, phát ban, mề đay…

Dầu gội tiêu diệt nấm với thành phần chính là  ketoconazol hoặc selenium sulfide giúp ngăn chặn các loại nấm lây lan, nhưng không trị hết nấm da đầu cần kết hợp cách điều trị này với thuốc uống.

Dùng riêng lược chải tóc với người bị bệnh nấm da đầu

Dùng riêng lược chải tóc với người bị bệnh nấm da đầu

Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp hạn chế nấm da đầu

Để giúp người bệnh có thể phòng ngừa cũng như thoát khỏi căn bệnh khó chịu này, chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon đưa ra những lời khuyên như sau:

– Giữ vệ sinh cho các vật nuôi (chó, mèo…) để ngăn ngừa nấm lây lan.

– Khi một người bị nhiễm nấm thì các thành viên trong gia đình có thể là những người vận chuyển mầm bệnh vì vậy các thành viên trong gia đình cũng nên sử dụng thuốc trị nấm dạng dầu gội để ngăn chặn sự lây nhiễm và tái phát.

– Lược chải tóc của người bệnh cần được thay thế hoặc làm sạch bằng chất tẩy rửa sát trùng kèm theo đó thì cũng không nên dùng chung khăn mặt, lược, mũ hoặc các vật dụng cá nhân khác với các thành viên trong gia đình.

Chữa lành bệnh nấm da đầu rất lâu, có thể mất hơn một tháng thì tình trạng mới được cải thiện vì vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như tuân thủ đầy đủ liều trình điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó đừng vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những vấn đề lâu dài, hãy làm khô tóc trước khi đi ngủ cũng như giữ da đầu luôn khô thoáng để phòng ngừa căn bệnh này.

Nguồn: benhhoc.edu.vn