Lời khuyên hay cho bệnh nhân nhiệt miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lời khuyên hay cho bệnh nhân nhiệt miệng

Lời khuyên hay cho bệnh nhân nhiệt miệng

Chắc chắn trong đời mỗi chúng ta đều từng ít nhất một lần bị nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến thói quen cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên những kiến thức về phòng trị còn rất mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này cũng như mang đến những thông tin hữu ích, chuyên trang Bệnh học đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia, đồng thời là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi : Thưa chuyên gia, khái niệm như thế nào về nhiệt miệng?

Trả lời

Trong y học hiện đại nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Các vết loét lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào mức độ xuất hiện trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Vết loét trong nhiệt miệng không xảy ra ở trên bề mặt môi và không có hiện tượng lây truyền giống như một bệnh lý hay gặp là herpex ở môi

Hỏi: Những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì thưa chuyên gia?

Trả lời

Những nguyên nhân nhiệt miệng có rất nhiều có thể kể đến như:

  • Những tổn thương nhỏ thương nhỏ xuất hiện trong khoang miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng
  • Sử dụng những loại thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
  • Thiếu hụt các loại vitamin và khoảng chất như vitamin B-12, kẽm, folate (axic folic) hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng cũng là một trong những tác nhân gây ra viêm miệng
  • Chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây viêm màng não
  • Căng thẳng stress

Sử dụng nhiều cà phê là tác nhân gây nhiệt miệng

Sử dụng nhiều cà phê là tác nhân gây nhiệt miệng

Hỏi: Khi bị nhiệt miệng, triệu chứng của bệnh biểu hiện như thế nào ?

Trả lời

– Xuất hiện các vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng trên niêm mạc miệng

– Xuất hiện cảm giác ngứa râm ran trong miệng.

Bên cạnh đó khi bệnh viêm miệng còn gây một số biến chứng như: Vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét, đau buốt, sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu. Hiện có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng, tuy nhiên nữ có mức độ cao hơn so với nam giới.

Hỏi: Chuyên gia có thể cho độc giả biết được hướng điều trị nhiệt miệng hiện nay?

Trả lời

Nếu các bạn theo dõi chương mục Hỏi đáp Bệnh học thì chắc hẳn bạn đã biết sơ qua về cách điều trị bệnh này. Trên thực tế nhiệt miệng bình thường có thể tự khỏi mà không cần phải điểu trị gì cả.  Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện loét sâu và cảm thấy đau quá mức bệnh nhân cần phải :

  • Súc miệng liên tục bằng NaCl 0,9% có tác dụng sát khuẩn
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm)
  • Kết hợp các dạng thuốc ở dạng kem, mỡ bôi nhiệt miệng (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide)
  • Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid (dexamethasone).

Xúc miệng nhiều lần bằng nước muối để chữa nhiệt miệng

Xúc miệng nhiều lần bằng nước muối để chữa nhiệt miệng

Hỏi: Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong nghề, chuyên gia có lời khuyên này giúp phòng trị nhiệt miệng không còn là vấn đề đáng sợ?

Trả lời

Để có thể hạn chế và phòng ngừa tình trạng bị nhiệt miệng, bạn nên

– Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán, rượu bia và các chất kích thích . Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Bổ sung các loại rau củ quả chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất

– Súc miệng thường xuyên bằng nước muối: Điều này gớp góp phần trong việc vệ sinh răng miệng, sát khuẩn vùng khoang miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.

– Đánh răng nhẹ nhàng và đúng cách: Vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

– Đối với trẻ em: Không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do đó việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là điều căn bản giúp bản thân khỏe mạnh hơn.

Cám ơn chuyên gia về buổi trò chuyện ngày hôm nay!

Nguồn: benhhoc.edu.vn