Các bài thuốc điều trị bệnh và làm đẹp từ đu đủ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đu đủ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm làm thực phẩm, mỹ phẩm hay dược phẩm điều trị bệnh,…

Các bộ phận của cây đu đủ có tác dụng trong điều trị bệnh và làm đẹp

Các bộ phận của cây đu đủ có tác dụng trong điều trị bệnh và làm đẹp

Đu đủ tên khoa học là: Carica papaya L.

Các tên gọi khác bao gồm: lô hong, phan qua thụ, phiên mộc, cà lào.

Đu đủ có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới Châu Mỹ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giói. Loại cây này ở nước ta được trồng ở khắp các địa phương trong cả nước để lấy quả làm thực phẩm.

Bên cạnh tác dụng làm thực phẩm, làm đẹp, các bộ phận như: rễ, lá, hoa, quả, hạt,… làm dược liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Tác dụng điều trị bệnh từ đu đủ

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các thành phần của cây đu đủ còn được dùng để điều trị bệnh, nâng cao dức khỏe. Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý đến bạn một số bài thuốc điều trị bệnh từ đu đủ mà bạn có thể tham khảo:

Trị ho nhiều, ho kéo dài trong các trường hợp bị viêm họng: Rẻ quạt, củ lan tiên (mạch môn đông), tần dày lá; mỗi vị 10 g, bông đu đủ đực 15 g. Chưng cách thủy với một ít đường phèn. Giã nát chia làm 3 phần, ngậm hoặc nuốt trong ngày.

Trị ho, ho gà, mất tiếng, viêm phổi: Dùng 5-10 hoa đu đủ đực/ngày, khô hoặc tươi. Sau đó, đem chưng cách thủy với đường hoặc đường phèn, hoặc sắc lấy nước uống.

Trị chân tay sưng nóng: Đu đủ lưu ý chọn quả thật chín, đem rửa sạch, gọt lấy phần vỏ ngoài, giã nát. Dàn lớp vỏ đã giã nát lên miếng gạc sạch rồi buộc giữ cố định lên nơi sưng đau. Thay bằng phần vỏ khác nếu lớp vỏ khô. Áp dụng phương pháp điều trị này cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và khỏi hẳn.

Trị cá đuối cắn: Đem giã nát 30g rễ đu đủ tươi cùng 4g muối ăn, vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên chỗ vết cắn. Các triệu chứng đau sẽ giảm chừng nửa giờ sau khi đắp và khỏi hẳn sau vài ngày.

Trị ung thư vú, ung thư phổi: Lá đu đủ 1 lá (lấy cả lá lẫn cuống), đem rửa sạch, nấu sôi, để nguội chiết nước đặc hoặc cô thành cao. Liều dùng: chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Người bệnh cũng có thể kết hợp các phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, chiếu tia.

Lưu ý: Để đạt hiệu quả, bạn cần uống từ 15-20 ngày.

Quả đu đủ chữa ho, phế hư

Quả đu đủ chữa ho, phế hư

Chữa ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g. Đem 2 nguyên liệu hầm với nhau, ăn ngày 2 lần vào trưa và tối, trong thời gian 3-5 ngày.

Tác dụng làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ, bôi lên vết loét. Tác dụng: làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.

Chứng tỳ vị hư nhược (táo bón, ăn không tiêu): Đu đủ xanh 30g, sơn tra 6g, khoai mài 15g. Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, nấu cháo ăn trong ngày.

Dưỡng da, dưỡng nha, chống lão hóa: Đu đủ chín, táo tàu, hạt sen, tuyết nhĩ làm sạch. Tất cả đem chưng cùng đường phèn trong khoảng 2h, bạn có thể dùng nóng hoặc để mát, đều mang công dụng tốt.

Dưỡng da: Lá đu đủ tươi đem rửa sạch, xay nhuyễn, dùng đắp mặt. Tác dụng điều trị mụn trứng cá, làm sáng da, vảy nến, mờ vết chàm, giúp da mịn màng.

Mặc dù phần lớn các bộ phận của đu đủ đều lành tính nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn vẫn cần sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền, bởi những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc.

Nguồn: Lương y Nguyễn Đức Nghĩa – benhhoc.edu.vn